Đau mắt đỏ: Những nguyên nhân hàng đầu nên cảnh giác và cách điều trị

Đau mắt đỏ là bệnh lý ở mắt không quá nguy hiểm. Thế nhưng tính phổ biến, khả năng lây lan và cảm giác khó chịu người bệnh gặp phải sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày. Cần cảnh giác với những yếu tố gây bệnh và triệu chứng nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh, cách điều trị đau mắt đỏ ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ: Những nguyên nhân hàng đầu nên cảnh giác và cách điều trị

1. Đau mắt đỏ là bệnh gì? Con đường lây lan

Đau mắt đỏ tiếng Anh là Acute conjunctivitis hay Pink eye. Thực chất, “đau mắt đỏ” hay “nhặm mắt” là những cách gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc mắt do virus. Bên ngoài bề mặt của nhãn cầu mắt (còn gọi là lòng trắng) có lớp màng trong suốt và kết mạc mi. Khi lớp màng và kết mạc này bị viêm nhiễm, quan sát nhãn cầu bạn sẽ thấy những vệt đỏ hoặc hồng nhạt hiện ra.

Viêm kết mạc mắt được chia làm 3 loại chính là viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc do vi khuẩn và viêm kết mạc do dị ứng. Nhiều người nhầm tưởng rằng mọi trường hợp viêm kết mạc mắt đều là đau mắt đỏ. Tuy nhiên, thực chất bệnh đau mắt đỏ mà dân gian hay gọi chỉ bao gồm viêm kết mạc do virus, có tính chất lây lan nhanh trên diện rộng thành dịch. Còn viêm kết mạc do dị ứng thì không lây, viêm kết mạc do vi khuẩn chỉ lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở mắt.

Vậy, đau mắt đỏ có lây không, câu trả lời là chắc chắn là có. Con đường lây nhiễm là qua tiếp xúc với virus gây bệnh tồn tại trong môi trường hoặc trên cơ thể người bệnh. Bất cứ ai trong độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị bệnh này. Thông qua đường tiếp xúc, trong thời gian ngắn, bệnh có thể bùng phát thành ổ dịch tễ. Adenovirus, Coxsackievirus và herpesvirus là 3 virus chính gây ra bệnh này.

Đau mắt đỏ: Những nguyên nhân hàng đầu nên cảnh giác và cách điều trị

Hình ảnh mắt bị bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc)

Mặc dù có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần và không để lại di chứng nhưng cơ thể chúng ta không thể sản sinh miễn dịch trọn đời với bệnh đau mắt đỏ. Vì vậy, mỗi người đều có thể mắc phải nhiều lần trong đời.

2. Nguyên nhân đau mắt đỏ và dấu hiệu nhận biết

Như đã nói ở trên, Adenovirus, Coxsackievirus và herpesvirus là 3 virus chính gây ra các ổ dịch đau mắt đỏ. Ngoài ra còn có một số loại virus khác cũng gây bệnh, như là Enterovirus, coronavirus, varicella-zoster…

– Adenovirus thường phát triển mạnh vào mùa hè. Nó tồn tại trong vòng 30 ngày ở nhiệt độ phòng và có thể sống được nhiều tháng nếu nhiệt độ duy trì trên 40 độ C. Những trường hợp viêm kết mạc do adenovirus bùng phát thành ổ dịch phần nhiều bắt nguồn từ nước ở bể bơi. Ngoài ra, virus này cũng tồn tại ở bàng quang, niệu đạo và tử cung. Vì vậy, khi quan hệ tình dục, nếu vô tình chạm vào dịch âm đạo hoặc tinh trùng của người bệnh rồi chạm vào mắt, bạn cũng có nguy cơ lây nhiễm.

– Coxsackievirus 24 là loại virus thứ hai gây ra tình trạng viêm kết mạc. Virus này đã từng làm nên đại dịch đau mắt đỏ hồi tháng 9 năm 2023 và nhiều đợt dịch trước đó trên thế giới.
Coxsackievirus 24 được tạo thành từ một chuỗi axit ribonnucleic, có thể hình thành nhiều biến thể. Với tốc độ lây lan cực nhanh, virus này còn gây viêm mạc vùng má, môi, viêm xuống amidan, họng, phổi và gây rối loạn tiêu hóa.

– So với 2 loại virus trên thì herpesvirus ít phổ biến hơn cả. Trường hợp đau mắt do nhiễm virus này chỉ chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên, khi bị lây nhiễm herpesvirus, mắt người bệnh dễ bị nhiễm trùng, giảm hoặc mất thị lực. Người lớn hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Dấu hiệu nhận biết:

– Nhiễm Adenovirus: Mắt bị cộm gây khó chịu, mí mắt sưng lên. Bệnh nhân bị chảy nước mắt nhiều và có biểu hiện sợ ánh sáng, khả năng nhìn kém.

– Nhiễm Coxsackievirus: Nhóm bệnh nhân bị nhiễm virus này phần nhiều là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh nhân có cảm giác trong mắt cộm như có dị vật. Kết mạc và mí mắt bị phù, dưới kết mạc bị xuất huyết. Một vài trường hợp bệnh nhân đau mỏi toàn thân và sốt.

– Herpesvirus: Đa phần người bệnh chỉ bị đau mắt đỏ 1 bên. Trong đó cũng bao gồm các biểu hiện như bị đỏ mắt, đau và chảy nước mắt…

3. Điều trị đau mắt đỏ

Viêm kết mạc đau mắt có thể tự khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nặng, nhiều biến chứng nguy hiểm dễ xảy ra. Vì vậy, bệnh nhân cần khám và xem xét điều trị nếu cần thiết. Phương pháp chữa viêm kết mạc chủ yếu là điều trị tại chỗ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và liều lượng tùy theo tình trạng bệnh cụ thể. Nhóm thuốc dùng cho người bị bệnh này thông thường là:

– Thuốc mỡ, thuốc nhỏ trị đau mắt, kháng sinh dùng cho bệnh nhân nhiễm khuẩn đau mắt đỏ.

– Thuốc kháng virus dùng cho bệnh nhân bị lây qua đường tình dục hoặc nhiễm virus.

– Kháng sinh dạng mỡ dùng cho trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ em.

– Nước mắt nhân tạo.

Ngoài ra, với trường hợp bị dị ứng, kích ứng, người bệnh dùng nước sạch, ấm để vệ sinh mắt cũng có thể thuyên giảm triệu chứng.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xử trí khi bị bỏng giác mạc mắt

Đau mắt đỏ: Những nguyên nhân hàng đầu nên cảnh giác và cách điều trị

Nên nhỏ mắt trị đau mắt đỏ theo hướng dẫn của bác sĩ

Bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp có bất thường khi sử dụng thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn, xử lý kịp thời. Không tự ý điều trị theo các phương pháp dân gian truyền miệng hoặc tự mua thuốc không kê đơn vì có thể gây hậu quả không mong muốn.

4. Hướng dẫn cách ngăn ngừa lây đau mắt đỏ

Để giảm nguy cơ mắc và lây bệnh, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề cơ bản sau đây:

– Vệ sinh cá nhân hàng ngày kết hợp làm sạch mắt với nước muối sinh lý 0.9%.

– Tránh dùng chung khăn mặt, đồ trang điểm, nhất là với người đang bị đau mắt.

– Bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa và các loại hóa chất dễ gây kích ứng như sữa tắm, dầu gội…

– Đeo khẩu trang và vệ sinh tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người bệnh vào mùa dịch.

– Với những ai hay bơi lội, cần chọn bể bơi sạch và đeo kính khi bơi, rửa mắt với nước muối sinh lý sau bơi.

– Vệ sinh không gian nhà ở, nơi làm việc thường xuyên, đặc biệt là trong mùa dịch.

– Người bị đau mắt không nên dụi mắt hoặc tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em khi chưa vệ sinh sạch sẽ.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1 Bị đau mắt đỏ uống kháng sinh amoxicillin được không?

Theo các chuyên gia, với bệnh này nên dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, phổ biến là dạng tra, nhỏ mắt tại chỗ, thuộc các nhóm sau:

– Tobramycin 0.3% (tên thuốc là Tobrex, giá bán khoảng 40 nghìn/lọ).

– Ofloxacin 0.3% (tên thuốc là Oflovid, giá bán khoảng 55 nghìn/lọ).

– Neomycin và Polymyxin B (tên thuốc là Cebemyxine 5g, giá bán khoảng 50 nghìn/lọ).

– Chloramphenicol (tên thuốc là Cloramphenicol 0.4%, giá bán khoảng 3 nghìn/lọ).

Bệnh nhân đau mắt đỏ không nên dùng kháng sinh hoặc các thuốc có chứa cortisol khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì nếu nhiễm virus Herpes hoặc nấm, bệnh nhân có thể bị loét giác mạc dẫn đến mù lòa.

5.2 Chữa đau mắt đỏ và các bệnh về mắt ở đâu uy tín?

Bạn nên chọn các bệnh viện mắt tuyến đầu hoặc bệnh viện lớn có chuyên khoa mắt để thăm khám, điều trị bệnh. Bên cạnh bệnh viện mắt Trung ương, bệnh viện mắt Quốc tế… thì bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI cũng là một địa chỉ khám chữa bệnh về mắt được nhiều người nhắc đến.

Đau mắt đỏ: Những nguyên nhân hàng đầu nên cảnh giác và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: 5 lưu ý quan trọng khi làm tròng kính khoan

Bệnh nhân khám mắt tại Phòng khám Mắt, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tại phòng khám mắt ĐKQT Thu Cúc TCI, bác sĩ phụ trách là những chuyên gia đầu ngành có hơn 30 năm kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị bệnh về mắt. Các trang thiết bị, máy móc hiện đại dùng trong khám, phẫu thuật được nhập khẩu từ Nhật Bản, Ý có nhiều ưu điểm vượt trội. Rất nhiều bệnh nhân thăm khám mắt và phẫu thuật mổ mắt ở đây đã cải thiện thị lực tốt, nhanh chóng. Đối với bệnh nhân bị đau mắt, Thu Cúc TCI đang có chương trình ưu đãi miễn phí khám lên đến 40%.

Bệnh đau mắt đỏ ít gây nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên khám và điều trị kịp thời để giảm thiểu trở ngại trong cuộc sống, ngừa biến chứng. Khi thấy biểu hiện của bệnh hoặc bất kỳ bất thường nào về mắt, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *