Đau mắt đỏ ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

Đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc, hiện khá phổ biến ở trẻ. Vậy dấu hiệu và cách chữa đau mắt đỏ ở trẻ em như thế nào? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu vấn đề đau mắt đỏ này ngay dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

1. Thế nào là bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em?

Đau mắt đỏ là một bệnh viêm nhiễm ở mắt phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Sở dĩ gọi với cái tên đau mắt đỏ vì lớp màng trong suốt bảo vệ phần trắng của mắt và đang lót bên trong mí mắt trở nên đỏ hơn bình thường. Tình trạng này chính là viêm với biểu hiện đỏ, sưng, ngứa kết mạc.

Đau mắt đỏ ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

Mắt của trẻ khi bị đau mắt đỏ (hình minh họa)

Việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh: virus hay dị ứng… Trường hợp viêm kết mạc do siêu vi, dị ứng thì trẻ có thể tự phục hồi. Nếu do virus hoặc vi khuẩn gây nên đau mắt đỏ thì bệnh sẽ nặng và dễ lây lan hơn.

2. Dấu hiệu nhận thấy trẻ bị đau mắt đỏ

Ba mẹ có thể dựa theo một số dấu hiệu sau để biết con có bị đau mắt đỏ hay không:

– Thấy mắt trẻ đỏ hoặc hồng, có thể một bên hoặc cả hai mắt.

– Sau hai mí mắt trên và dưới của trẻ bị đỏ lên.

– Thấy sưng mí mắt.

– Thấy trẻ nhỏ cứ bị chảy nước mắt liên tục.

– Trẻ bị chảy dử mắt đục, đặc lại, có màu vàng hoặc xanh.

– Ghèn mắt đóng dày đặc quanh mắt sau khi con ngủ dậy, thành ghèn cứng quanh mí mắt.

– Con có cảm giác chói mắt.

– Cảm giác cộm mắt như đang có cát trong mắt trẻ.

– Trẻ ngứa mắt và dụi mắt liên tục.

Những triệu chứng trên thường xuất hiện sớm từ 24-72 giờ đầu. Tuy nhiên, chúng có thể kéo dài trên cơ thể trẻ từ hai đến ba tuần liền.

3. Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ ở trẻ em

3.1 Do tác nhân truyền nhiễm gây đau mắt đỏ

Các tác nhân truyền nhiễm gây đau mắt đỏ có thể là: virus, vi khuẩn,… Với loại này, bệnh rất dễ lây lan cho người xung quanh trẻ. Trong đó bao gồm cả bạn bè, ba mẹ, ông bà, thầy cô,… những người tiếp xúc ở cự ly rất gần với trẻ.

Đau mắt đỏ do truyền nhiễm nếu trẻ con tiếp xúc với:

– Dịch tiết ra từ mắt, từ mũi hoặc cổ họng của người bị đau mắt đỏ khi sờ, chạm, ho hoặc hắt hơi.

– Trẻ vô tình mút ngón tay hoặc đồ vật bị ô nhiễm (chứa virus).

– Trẻ sử dụng nước hay bơi lội ở nơi không đảm bảo sạch khuẩn.

Khi phụ huynh phát hiện con bị viêm kết mạc do truyền nhiễm virus, vi khuẩn thì nên cách ly con. Bao gồm việc tránh dùng chung thuốc nhỏ mắt, dùng chung khăn tắm khăn mặt, vỏ gối,… Ngoài ra để tránh lây nhiễm chéo, ba mẹ nên cho trẻ nghỉ học một vài hôm để đảm bảo an toàn.

3.2. Do dị ứng gây đau mắt đỏ

Mắt đỏ lên và đau cũng được xem như một biểu hiện của phản ứng dị ứng tại mắt. Vì không phải bệnh truyền nhiễm nên nếu bị đau mắt đỏ do dị ứng sẽ không lây cho người khác. Nếu trẻ có tiền sử dị ứng mắt thì bệnh này có thể lặp lại nhiều lần trong năm.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị lác trong sớm

Đau mắt đỏ ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

Trẻ có thể bị đau mắt đỏ do dị ứng (minh họa)

Ngoài các biểu hiện đỏ tại mắt, có thể trẻ còn ngứa, phát ban toàn thân hoặc hắt hơi. Khi bị viêm kết mạc dị ứng thì tần suất trẻ phải dụi mắt rất nhiều.

4. Cách chữa đau mắt đỏ đơn giản cho trẻ

Đau mắt đỏ ở trẻ em gây ra do virus có thể kéo dài hơn từ 1-2 tuần nếu không điều trị kịp thời. Dù sau đó bệnh thuyên giảm nhưng khả năng đau mắt đỏ tái lại vẫn rất cao. Vì vậy ba mẹ cần chú ý phòng tránh viêm kết mạc cho trẻ thì hơn.

Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn trẻ sẽ cần uống thuốc kháng sinh và dùng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu điều trị sớm viêm kết mạc, các triệu chứng sẽ giảm trong vòng chưa tới 24 giờ đến 48 giờ. Tuy nhiên, cần tuân thủ cho trẻ uống đúng liều thuốc trong 5 – 7 ngày để tránh tái phát do kháng kháng sinh.

Còn lại, nếu điều trị đau mắt đỏ dị ứng thì cũng khá giống với điều trị trẻ dị ứng chung. Thành phần chính của thuốc cần có thuốc kháng histamine để làm thuyên giảm các triệu chứng dị ứng.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc đồng thời cho trẻ trong khi bị đau mắt đỏ. Bởi điều này sẽ giúp cải thiện triệu chứng, phòng chống bệnh tái phát và nhất là giúp con mau chóng hồi phục sức khỏe.

4.1 Làm giảm sự lây lan của nhiễm trùng

Giống như nhiễm virus cảm lạnh, trẻ bị đau mắt đỏ do virus cũng có thể bị lây nhiễm. Virus thì lại siêu nhỏ nên dễ dàng lây qua người khác khi họ ho, hắt xì hơi, khạc nhổ,… Đó là lý do, trong thời gian trẻ bị, nên được cách ly tại nhà. Phụ huynh cũng cần chuẩn bị các vật dụng cá nhân riêng cho trẻ. Điều này để vừa tránh lây lan bệnh tật từ trẻ cho những người khác.  Đặc biệt để đề phòng tái nhiễm đau mắt đỏ cho trẻ từ người khác đang mắc bệnh. Trái lại, với đau mắt đỏ do truyền nhiễm, trẻ hoàn toàn không gây lây nhiễm nên không nhất thiết nghỉ học.

4.2 Làm ngăn ngừa sự tái nhiễm

Sự thật rằng khi bị đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn sẽ rất dễ lây lan. Sự tái nhiễm có thể lặp lại ngay khi trẻ tiếp xúc với người mang nguồn bệnh viêm kết mạc. Chỉ đơn giản từ giọt bắn khi ho hắt hơi, hay dịch tiết từ mắt người bệnh cũng có thể khiến trẻ đau mắt đỏ.

Vậy nên, cha mẹ không được để trẻ tiếp xúc gần với bất kỳ ai đang viêm kết mạc bởi vi khuẩn hoặc virus. Tránh cả việc dùng chung vật dụng, chạm vào mặt hoặc mắt. Hãy nhắc trẻ rửa tay đúng cách bằng xà bông và nước sạch để ngăn chặn việc lây lan của nhiễm trùng. Đặc biệt, không được để mọi thứ dính vào mắt trẻ.

4.3 Luôn giữ vệ sinh cho mắt

Việc giữ vệ sinh cho mắt như một thói quen không chỉ hữu ích trong điều trị đau mắt đỏ mà còn giúp phòng bệnh. Trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều khi ba mẹ vệ sinh mắt cho trẻ. Hãy dùng nước sạch rửa mắt cho trẻ nhỏ và thấm bằng một miếng gạc chứa nước ấm.

Đau mắt đỏ ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

>>>>>Xem thêm: Những mẹo chữa chắp mắt mà có thể bạn chưa biết

Chữa viêm kết mạc bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ (hình minh họa)

Lưu ý ba mẹ nên dùng miếng gạc sạch hoặc khăn mặt nhỏ đã thấm nước lau bên mắt chưa bị đỏ trước. Sau khi lấy hết gỉ mắt, dịch bẩn xong xuôi thì mới chuyển qua mắt đang bị đỏ. Không làm ngược lại vì có thể khiến lây lan nặng nữa 2 mắt. Cuối cùng hãy vứt bỏ khăn, gạc đã dùng, rửa thay chậu và tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm đau mắt đỏ. Khoảng nghỉ giữa các lần lau mắt, bạn có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch mắt trẻ. Cũng như trên, hãy chuẩn bị 2 lọ dùng cho 2 mắt riêng biệt nhé.

Hy vọng những thông tin về dấu hiệu và cách chữa đau mắt đỏ ở trẻ em sẽ hữu ích cho bạn khi có con nhỏ. Nếu thấy con có các dấu hiệu trên ba mẹ nên đưa con tới Thu Cúc TCI sớm để được thăm khám kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *