Đau mắt hột – nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến mắt. Vi khuẩn truyền nhiễm, lây lan do tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, cổ họng của người nhiễm hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa.

Bạn đang đọc: Đau mắt hột – nguyên nhân và cách phòng ngừa

1. Nguyên nhân gây đau mắt hột

Đau mắt hột – nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc) do ký sinh trùng Chlamydia trachomatis gây ra

Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Nguyên nhân gây bệnh là do:

– Bệnh đau mắt hột do một loại vi khuẩn nhỏ ký sinh trùng có tên là Chlamydia trachomatis gây ra, nhất là do quá trình vệ sinh kém, dùng nguồn nước ô nhiễm nên tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn lây nhiễm gây bệnh.

– Đau mắt hột lây qua quá trình bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những dịch tiết vùng mắt, ở mũi hay cổ họng hoặc những người bị bệnh đau mắt hột. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây lan gián tiếp qua côn trùng như ruồi…

2. Triệu chứng đau mắt hột

Phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh nặng hay nhẹ sẽ có hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong một số trường hợp có bệnh rất nặng nề, thời gian bệnh kéo dài và để lại rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Các triệu chứng bệnh đau mắt hột thường gặp như:

Tìm hiểu thêm: Trẻ mắc viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?

Đau mắt hột – nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tùy vào mức độ bệnh mà triệu chứng đau mắt hột sẽ khác nhau

– Ngứa mắt như có bụi vướng trong mắt.

– Mắt bị đau nhẹ và cộm xốn trong mắt.

– Khi đọc sách, sử dụng máy vi tính mắt dễ mỏi nhất là vào buổi chiều.

– Khi bệnh ở thể nhẹ còn gọi là mắt hột đơn thuần, các tổn thương này thường xuất hiện tại lớp biểu mô kết mạc. Người bệnh không có triệu chứng gì, nếu có chỉ là các dấu hiệu như ngứa mắt nhẹ, xốn mắt và mỏi mắt, đôi khi bị chảy nước mắt. Bệnh có thể tự khỏi nếu giữ vệ sinh sạch sẽ và ngăn chặn bệnh tái nhiễm, bệnh không để lại các di chứng và nhất là không gây mù

– Còn với bệnh đang ở thể nặng gây tổn thương xâm nhập xuống cả các lớp sâu bên dưới kết mạc mắt, bệnh có thể tạo ra nhiều biến chứng như lông quặm, lông siêu hay sẹo giác mạc, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến mù lòa.

Đau mắt hột – nguyên nhân và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Bệnh Glaucoma cấp: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Người đau mắt hột cần được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm

Đau mắt hột sẽ có biểu hiện và diễn biến trầm trọng, kéo dài nếu không sớm điều trị tốt. Trường hợp bệnh nhân bị đau mắt hột có biến chứng sẽ xuất hiện 3 triệu chứng sau: Bị trụi lông mi, mắt ướt và bờ mi đỏ, tình trạng này dân gian còn gọi là mắt toét.

3. Phòng ngừa bệnh đau mắt hột

Để phòng ngừa bệnh đau mắt hột người bệnh cần:

  • Giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt, đặc biệt là các em nhỏ.
  • Rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch.
  • Không tắm ao hồ tránh để nước bẩn bắn vào mắt.
  • Nên kính khi đi đường, tránh gió bụi, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ.
  • Tiêu diệt ruồi nhặng là trung gian truyền bệnh.
  • Đến khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *