Ngoài khó nuốt, ho dai dẳng, giảm cân, tăng thiết nước bọt, mệt mỏi thì đau ngực cũng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư thực quản.
Bạn đang đọc: Đau ngực cũng có thể là biểu hiện của ung thư thực quản
Ung thư thực quản xảy ra tại bất kì vị trí nào ở thực quản, ống cơ dài khoảng 25 – 30 cm vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Bệnh thường gặp ở những người có tiền sử mắc các bệnh lý đường tiêu hóa mạn tính, mắc Barret dạ dày – thực quản, béo phì, hút thuốc lá…
Đau ngực cũng có thể là biểu hiện của ung thư thực quản
Đau ngực cũng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư thực quản
Triệu chứng của bệnh ung thư thực quản thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh đường ruột khác. Bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu và càng về giai đoạn sau, các triệu chứng bệnh xuất hiện càng nhiều. Trong đó, đau ngực cũng có thể là biểu hiện của ung thư thực quản.
Biểu hiện đau ngực thường xuất hiện hiện khi khối u đã lan rộng ra thành thực quản, đặc biệt với vị trí khối u xuất hiện tại 1/3 thực quản trên. Triệu chứng đau ngực lúc đầu chỉ xuất hiện chớp nhoáng, đau âm ỉ kéo dài. Càng về giai đoạn sau, chứng đau càng dữ dội và dễ lan đến ngoài xương ức, các cơ quan vùng bụng. Đau ngực có thể kèm theo biểu hiện khó thở.
Các triệu chứng khác của bệnh ung thư thực quản
Ngoài dấu hiệu đau ngực, ung thư thực quản còn có một số biểu hiện khác như:
Tìm hiểu thêm: Nên khám tầm soát ung thư vú ở đâu uy tín?
Bệnh nhân ung thư thực quản thường xuất hiện triệu chứng đau ngực
- Khó nuốt: khó nuốt là một trong những biểu hiện dễ gặp của ung thư thực quản ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Chứng khó nuốt bình thường có biểu hiện khá mơ hồ, đến giai đoạn tiến triển bệnh mới biểu hiện rõ.
- Ho dai dẳng kéo dài: nếu bệnh nhân mắc ung thư thực quản do biến chứng của các bệnh lý thực quản – dạ dày mạn tính, barrett thực quản thì đây là biểu hiện có thể gặp. Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và họng gây nên đau rát họng và tình trạng ho kéo dài.
- Tiết nhiều nước bọt, miệng có mùi khó chịu
- Mệt mỏi, chán ăn, sút cân: là những biểu hiện toàn thân thường gặp, đặc biệt là đối với các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Bệnh nhân ung thư thực quản thường thay đổi thói quen ăn uống sang các loại đồ ăn mềm, lỏng.
Phát hiện bệnh ung thư thực quản bằng cách nào?
>>>>>Xem thêm: Phát hiện ung thư sớm nhờ những dấu hiệu “nghèo nàn”
Nội soi thực quản phát hiện những bất thường ở thực quản
- Nội soi thực quản kết hợp với sinh thiết là phương pháp có giá trị trong chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 1 – 1,5 cm đầu có gắn camera qua mũi hoặc họng để quan sát toàn bộ những tổn thương tại vùng này. Trường hợp phát hiện bất thường hoặc polyp thực quản, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ và đem sinh thiết, quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.
- Chụp cản quang thực quản: trước khi chụp cản quang, bệnh nhân được uống chất lỏng Bari để tạo lớp lót cho hình ảnh thực quản dễ quan sát hơn.
- Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính… cũng có thể được chỉ định để xác định mức độ di căn của các tế bào ung thư, phục vụ cho việc lên phác đồ điều trị bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.