Đau ngực trái thường kèm theo những dấu hiệu khác như đau như đau lan lên vai trái sau lưng và lan xuống cánh tay trái. Đau ngực trái có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng và làm tăng nguy cơ tử vong.
Bạn đang đọc: Đau ngực trái cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
1. Chia sẻ của người bệnh bị đau ngực trái
Chị Thanh Thanh (42 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) bị đau ngực trái từ 4 -5 năm nay, vì mức độ đau chỉ nhẹ và thi thoảng nhói lên, do đó chị chủ quan cho rằng đây chỉ là những rối loạn thông thường và vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường và không hề nghi ngờ gì về bệnh tim.
Cách đây 2 tháng, chi Thanh gặp phải cơn đau ngực trái nặng và phải nằm ở nhà. Lúc này chồng chị mới giục chị đi khám ở bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, kết quả chụp cắt lớp cho thấy chị bị xơ vữa động mạch vành, trên bản ghi điện tim, chị bị thiếu máu cơ tim vùng trước bên, diện rộng… và lúc này việc điều trị vừa mất thời gian, lại tốn kèm và quan trọng là những di chứng của bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Chị Thanh Thanh chia sẻ: “Tôi rất hối hận vì đã nhiều lần định đi khám nhưng thấy chỉ đau nhói 1 lúc rồi hết nên tôi lại không đi, giờ để bệnh tiến triển thế này tôi chỉ còn biết mong chờ ở bác sĩ và vận may thôi”.
2. Đau ngực trái dấu hiệu bệnh gì?
Đau ngực trái không phải là một bệnh mà có thể là triệu chứng của những bệnh lý khác nhau.
2.1. Liên quan đến bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia, nguyên nhân đau ngực phổ biến và rõ ràng nhất thường do bệnh tim mạch gây ra. Cụ thể, một số bệnh lý như phình tách động mạch chủ, bệnh van tim, mạch vành, viêm màng ngoài tim, thiếu máu cơ tim… đều xuất hiện triệu chứng đau nhói ngực trái từ ban đầu.
Cơn đau ngực thường xuất hiện ở vị trí ở sau xương ức, sau đó lan qua trái hoặc hai bên ngực. Đôi khi, người bệnh có thể cảm thấy đau lan đến các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân… khi vận động mạnh. Nếu nhận thấy cơn đau ngực trái kéo dài khoảng 30 phút mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay.
Nhịp tim bình thường của người trưởng thành là 60 – 70 lần/phút. Tuy nhiên, khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn có thể dẫn đến tình trạng các buồng tim co bóp không tuần tự nhất định, gây ra rối loạn nhịp tim. Bệnh ở mức độ nhẹ thường không xuất hiện triệu chứng, tuy nhiên nếu trở nặng có thể gây đau nhói ngực trái, đi kèm cảm giác hụt hợt, khó thở.
Tìm hiểu thêm: Lý giải triệu chứng giật mình khi ngủ
2.2. Cảnh báo bệnh đường tiêu hóa
Nếu bạn thường xuyên bị đau tức ở vùng ngực, nguyên nhân có thể đến từ các chứng bệnh về tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, viêm dạ dày, viêm thực quản… Người bệnh thường có cảm giác khó thở và đau từ bụng trên lan lên đến ngực.
Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm khi đi ngủ, hoặc liên quan đến quá trình ăn uống. Đi kèm tình trạng đau là các triệu chứng rối loạn khác tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
2.3. Viêm cơ sụn, xương ở vùng ngực
Triệu chứng đau nhói ngực cũng có thể do bệnh lý viêm cơ sụn. Người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Cơn đau dữ dội hơn khi ấn vào vùng viêm và tăng lên khi vận động mạnh.
2.4. Liên quan đến bệnh lý về phổi
Khi mắc các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi… người bệnh có thể bị đau ngực trái.
2.5. Liên quan đến vấn đề tâm lý
Đau ngực trái không chỉ liên quan đến các bệnh lý tim mạch, tiêu hóa… mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý. Tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm kéo dài… rất dễ là nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở, mất ngủ, gây ra nhiều vấn đề về tâm lý. Điều này có thể dẫn đến chứng đau tức ngực trái.
3. Làm gì khi xảy ra tình trạng đau ngực trái?
Trong một số trường hợp, đau ngực trái xảy ra do người bệnh vận động, lao động quá sức hoặc do xúc động mạnh. Khi đó, triệu chứng đau có thể biến mất sau một thời gian nếu bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý.
Tuy nhiên, đối với người bệnh mạch vành, nếu cơn đau tức ngực có xu hướng lan tỏa kèm theo những biểu hiện như đổ mồ hôi nhiều, choáng váng, khó thở và buồn nôn, người bệnh cần thực hiện các bước sau:
– Lập tức dừng mọi hoạt động đang làm, đứng yên hoặc ngồi xuống nhẹ nhàng hoặc nằm yên nghỉ ngơi.
– Dùng thuốc điều trị đau ngực dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
– Nếu nhận thấy cơn đau không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời, ngăn ngừa những hệ lụy nghiêm trọng về sau.
4. Bệnh mạch vành thường diễn biến âm thầm
Bệnh mạch vành là tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch vành gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ hay nhồi máu cơ tim. Và triệu chứng đau ngực là dấu hiệu sớm nhất, dễ biết nhất của bệnh mạch vành.
>>>>>Xem thêm: Tại sao thiếu máu não cần điều trị sớm?
Phần lớn, khi mạch vành bán tắc hoặc tắc gần như hoàn toàn người bệnh sẽ có cảm giác đau ngực trái hay còn gọi là cơn đau thắt ngực: cảm giác đau như thắt bóp, đè ép tim và rộng lên cùng vai trái xuyên qua lưng và lan xuống cánh tay trái.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là không phải mọi trường hợp mắc bệnh mạch vành đều đau ngực trái rõ ràng, nhiều khi cơn đau chỉ nhói vài giây và thoáng qua. Nhiều trường hợp mạch vành bị hẹp lại thực sự, hay thiếu máu cơ tim thực sự nhưng lại không có hoặc có rất ít triệu chứng.
Những trường hợp này thuộc nhóm thiếu máu cơ tim thể câm, đây là thể bệnh đáng lo ngại bởi dễ gây tử vong nhất do người bệnh nếu không chú ý đề phòng. Vì vậy, khi bị cơn đau ngực trái dù chỉ là thoáng qua, chúng ta cần cảnh giác với chứng mạch vành, không nên coi thường và bỏ qua.
Đặc biệt, đối với những người cao tuổi, nghiện rượu, hút thuốc lá, béo phì, có tiền sử bệnh mạch vành, tăng huyết áp thì cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhằm đảm bảo phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.