Đau nhức xương là dấu hiệu khá phổ biến nhiều người mắc phải. Vậy đau nhức xương là bệnh gì và làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau nhức xương hiệu quả?
Bạn đang đọc: Đau nhức xương là bệnh gì?phòng ngừa bệnh đau nhức xương
Đau nhức xương là bệnh gì?
Đau nhức trong xương gây ra những cơn đau khó chịu, dai dẳng ảnh hưởng lớn chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán phát hiện sớm triệu chứng đau nhức xương là bệnh gì để có cách xử trí đúng.
Đau nhói trên đỉnh đầu có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
Bệnh gout: Đối với người mắc bệnh gout cũng thường hay xuất hiện những triệu chứng đau nhức trong xương. Căn bệnh này khá phổ biến hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Khi gout chuyển sang giai đoạn mạn tính có thể khiến các khớp bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên quanh khớp và một số nơi khác gây đau.
Viêm khớp dạng thấp: Đau nhức trong xương có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một chứng bệnh về khớp mãn tính, nếu không điều trị sớm có thể khiến cho sụn khớp và xương dưới sụn bị phá hủy. Gây biến dạng khớp và làm mất khả năng đi lại, có thể gây tàn phế.
Lao xương khớp: Đây là chứng bệnh do vi khuẩn tấn công vào hệ xương khớp. Khi bị nhiễm vi khuẩn các khớp thường bị đau và sưng to. Lâu dần có thể khiến cơ bị teo, thậm chí là bị bại liệt.
Do loãng xương: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau trong xương. Tình trạng này thường hay gặp ở những người lớn tuổi.
Ngoài ra, đau trong xương có thể là do cơ thể thiếu hụt một số nguyên tố, khoáng chất cần thiết cho xương như: Canxi, kali, vitamin D. Có thể do thời tiết thay đổi hoặc do béo phì, bị chấn thương do thể thao…
Khi có dấu hiệu đau nhức xương, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị càng sớm càng tốt.
Phòng ngừa đau nhức xương như thế nào?
Để phòng ngừa chứng đau nhức xương khớp, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Có một chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ, xương khớp được thư giãn, tránh làm việc quá sức, sai tư thế, mang vác vật nặng…
Tìm hiểu thêm: Cách để thoát khỏi cơn chuột rút trong ngày “đèn đỏ”
Lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp ngăn ngừa nguy cơ đau nhói đỉnh đầu
– Trước khi chơi các môn thể thao, tập yoga hay aerobic, nên khởi động thật kỹ để tránh căng cơ, giãn cơ, bong gân, trật khớp… Nếu gặp chấn thương cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để chữa trị hiệu quả.
– Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, các vitamin thuộc nhóm B, protein cùng các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp như Canxi, magie, sắt, photpho .. Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá.
– Khi thời tiết lạnh, cần mặc ấm nhất là vào sáng sớm và khi đi ra đường.
– Massage xương khớp, vận động thường xuyên. Nhất là vào thời tiết lạnh cần vận động làm nóng cơ thể bằng những bài tập vừa sức, cấp độ tăng dần dần.
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp vẩy nến
Người bị đau nhức xương cần thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị
Các bệnh lý xương khớp thường khó phát hiện, ít có dấu hiệu cụ thể vì vậy bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả sớm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp xác định nguyên nhân gây đau nhức xương và cách điều trị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.