Đau nửa đầu đau tai là một hiện tượng không còn quá xa lạ với nhiều người. Đó có thể là những hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như tăng áp nội sọ, u não,… Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đau nửa đầu đau tai là bệnh gì? Cách điều trị
1. Đau nửa đầu đau tai là hiện tượng gì?
Đau nửa đầu là tình trạng đau nhói hoặc âm ỉ ở một bên đầu, gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Trong khi đó, đau tai là hiện tượng đau nhức trong tai, có thể kèm theo ù tai, giảm hoặc mất thính lực,…
Đau đầu ù tai có thể xuất hiện trùng hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cũng có thể có liên quan đến nhau và là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Dù có liên hệ với nhau hay không thì tình trạng đau nửa đầu và đau tai đều gây rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Vì vậy, cần sớm tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Các nguyên nhân gây đau đầu đau tai
2.1 Bệnh đau nửa đầu
Cơn đau do bệnh đau nửa đầu gây ra thường bắt nguồn từ dây thần kinh sọ lớn nhất. Cơn đau lặp lại nhiều lần, kích thích các dây thần kinh thính giác, khiến người bệnh bị đau tai. Đau nửa đầu kéo dài kèm theo đau tai có thể sẽ dẫn tới giảm thị lực, đột quỵ não,…
2.2 Chứng tăng huyết áp có thể gây đau nửa đầu đau tai
Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tăng huyết. Huyết áp cao có thể dẫn tới đau đầu đau tai do dòng chảy của máu bị hỗn loạn. Nếu một trong những động mạch hoặc tĩnh mạch ở não bị hẹp – xoắn, dòng chảy máu đến não sẽ bị gián đoạn, dẫn đến phình mạch. Do đó, bệnh huyết áp cao cần phải được điều trị tích cực.
2.3 Tăng áp lực nội sọ vô căn (IIH)
Hiện tượng này thường xảy ra ở những người phụ nữ béo phì trong độ tuổi sinh đẻ. Các triệu chứng bao gồm: rối loạn thị lực, nhức đầu, đau nhức tai, ù tai, đau vai, đánh trống ngực, tim đập nhanh…
2.4 Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bất thường của hệ thống tiền đình nằm sau ốc tai. Khi người bệnh bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau tai, ù tai…
2.5 Bệnh Meniere
Đây là một rối loạn do ứ đọng quá nhiều dịch ở tai trong. Người bệnh gặp phải những cơn đau đầu, ù tai, đau tai. Kèm theo đó là hiện tượng chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn trong khoảng 20 phút đến 24 giờ, suy giảm thính lực, buồn nôn… Nếu bệnh Meniere không được điều trị sẽ gây ra điếc vĩnh viễn. Nguyên nhân của bệnh có thể liên quan đến nhiễm trùng hoặc phản ứng miễn dịch bất thường.
2.6 Đau nửa đầu đau tai do khối u
Sự hiện diện của khối u ở vùng đầu – mặt – cổ có thể gây chèn ép vào mạch máu, gây đau đầu ù tai ở một bên. Khả năng nghe và giữ thăng bằng của người bệnh giảm đáng kể. Những khối u này thường lành tính và phát triển chậm trên dây thần kinh sọ.
2.6 Chấn thương vùng đầu cổ
Những tổn thương dây thần kinh do chấn thương đầu cổ có thể làm giảm lưu lượng máu, dẫn tới chứng đau tai, đau đầu bên trái hoặc phải. Một số chấn thương đầu cổ có thể liên quan đến stress chấn thương nhưng cũng có thể do mạch máu bị xoắn.
2.7 Dị dạng mạch máu
Thông thường các động mạch trong não kết nối với các tĩnh mạch mà không qua mao mạch. Dị dạng động tĩnh mạch có thể gây vỡ, xuất huyết và giảm lượng máu đến não, phình mạch. Khi mắc bệnh này, người bệnh có thể gặp hiện tượng ù tai, đau tai, giảm thính lực ở một bên tai và tê mặt.
Tìm hiểu thêm: Thường xuyên mất ngủ gây hại như thế nào tới sức khỏe?
2.8 Rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là khớp kết nối hàm dưới với hộp sọ, nằm ở phía trước của tai, có vai trò điều khiển các hoạt động há miệng, nhai và nói chuyện. Vì vậy, khi các khớp này bị rối loạn có thể dẫn đến đau đầu ù tai, đôi khi cảm thấy đau tai. Thực tế cho thấy việc chữa rối loạn khớp thái dương hàm sẽ giúp bớt được triệu chứng đau đầu đau tai.
2.9. Đau dây thần kinh chẩm
Đau dây thần kinh chẩm là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu do tổn thương hoặc viêm. Bệnh nhân thường đau ở một bên hoặc cả hai bên đầu, đau phía sau mắt, sau tai cùng bên. Cơn đau liên tục, thường bắt đầu tại nền hộp sọ rồi lan sang phía sau hay dọc theo phần bên đầu.
2.10 Viêm xương chũm
Viêm xương chũm (xương nằm phía sau tai) có thể gây sưng, đỏ, chảy dịch từ tai, đau tai. Tình trạng trầm trọng hơn khi bệnh nhân nằm vào ban đêm hoặc khi ấn vào vùng sào bào, mỏm chũm và bờ sau xương chũm. Đôi khi, cơn đau có thể lan ra nửa đầu và vùng thái dương, vùng đỉnh, xuống hàm. Bệnh có thể gây sốt, mệt mỏi và mất thính giác.
3. Cách điều trị đau nửa đầu đau tai
3.1 Cần làm gì khi bị đau đầu đau tai?
Đau đầu đau tai có thể là biểu hiện của quá trình lão hóa, do nghe nhạc quá lớn qua tai nghe hoặc đơn giản là do sự tồn tại của các cục ráy tai cứng trong tai. Tuy nhiên nó có thể là cảnh báo sớm về bệnh tim, đột quỵ, khối u, bệnh Meniere. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu đau đầu đau tai bạn cần đến ngay chuyên khoa nội thần kinh của các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Tùy theo nguyên nhân, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
3.2 Các phương pháp điều trị thường dùng
Một số loại thuốc có thể dùng để cắt cơn, giảm đau, điều trị tình trạng viêm dây thần kinh, viêm tai,… nhằm cải thiện triệu chứng đau đầu đau tai. Bệnh nhân nên tuân thủ theo đơn thuống, không tự ý uống thuốc, thay đổi loại thuốc hay liều dùng mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện lối sống khoa học như:
– Nghe nhạc với âm lượng vừa phải, qua loa ngoài
– Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ
– Thường xuyên thăm khám và điều trị tích cực các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh và tai
– Có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp cải thiện tuần hoàn máu não và hoạt động của hệ thống thần kinh
>>>>>Xem thêm: 4 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ người trẻ thường gặp
Qua bài viết trên đây, hi vọng bạn đã nắm được các nguyên nhân gây đau nửa đầu đau tai và cách điều trị, phòng ngừa bệnh. Khi có dấu hiệu đau đầu đau tai, hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị hiệu quả.