Đau nửa đầu điều trị sớm giảm nguy cơ đột quỵ 

Đau nửa đầu là tình trạng xảy ra ở nhiều người, hay gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi. Đối tượng làm các công việc văn phòng phải tiếp xúc với máy tính nhiều, thợ may, giáo viên,… Đau nửa đầu và đột quỵ có mối liên hệ với nhau. Cùng tìm hiểm, đau nửa đầu điều trị sớm làm giảm nguy cơ đột quỵ như thế nào?

Bạn đang đọc: Đau nửa đầu điều trị sớm giảm nguy cơ đột quỵ 

1. Biểu hiện cụ thể của đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu còn có các tên gọi khác là đau đầu vận mạch (hay đau đầu migraine). Cơn đau thường nhói ở một bên đầu (nửa đầu bên trái hoặc bên phải), kèm theo buồn nôn, lo lắng, chóng mặt, giảm thị lực, bồn chồn, ăn không ngon,…

Cơn đau đầu tăng dần mức độ từ âm ỉ, liên tục, đau sâu, sau đó ổn định ở mức đau nhẹ đến vừa. Nhưng cũng có thể đau nhói hoặc đau như nhịp mạch đập nếu người bệnh bị đau nặng.

Cơn đau tăng lên khi bạn gắng sức, hắt hơi, hoạt động thể lực, đi lại nhiều, xoay lắc đầu nhanh hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng.

Đau nửa đầu điều trị sớm giảm nguy cơ đột quỵ 

Đau nửa đầu là tình trạng xảy ra ở nhiều người, hay gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi.

2. Đau nửa đầu nguy hiểm như thế nào?

2.1 Đau nửa đầu điều trị muộn dễ dẫn tới đột quỵ não

Đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày và tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não.

Nguyên nhân là do mạch máu não bị co giãn bất thường, khiến oxy và các dưỡng chất bên trong tế bào não bị thiếu hụt.

Nếu như trong vòng 3-4 phút, mà các tế bão não không được cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng, sẽ gây tổn thương vĩnh viễn các tế bào não. Dẫn đến đột quỵ thể thiếu máu não.

Theo các chuyên gia nội thần kinh học: chứng đau nửa đầu không chỉ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút, ảnh hưởng tới tinh thần. Mà đây còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như: tai biến mạch máu não, xuất huyết màng não, dị dạng màng não, nhiễm trùng thần kinh, bệnh lý nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa, viêm động mạch,….

Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu bên phải nguyên nhân do đâu?

Đau nửa đầu điều trị sớm giảm nguy cơ đột quỵ 

Đau nửa đầu nếu điều trị muộn dễ dẫn tới đột quỵ não.

2.2 Đau nửa đầu điều trị muộn gây ra nhiều nguy hiểm khác

Theo thống kê của hội Thần kinh học Việt Nam, cứ 4 người thì có 1 người bị đau nửa đầu.

Khoảng 12% dân số trên thế giới hiện nay mắc chứng đau nửa đầu. Trong đó tỷ lệ đau nửa đầu ở nữ giới gấp 3 lần nam giới.

Người hay bị đau nửa đầu ngoài nguy cơ đột quỵ và tổn thương não cao hơn người không bị. Chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm đáng kể, do cơn đau nửa đầu rất dễ tái phát.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu có biểu hiện đau nửa đầu bạn tuyệt đối không được chủ quan, nên đi khám sớm và điều trị hiệu quả.

Nhiều trường hợp bị đau nửa đầu tự mua thuốc uống, hoặc chỉ điều trị qua loa mà không hay biết nguyên nhân có thể do dị dạng mạch máu não (phình động mạch não). Dị dạng mạch não không điều trị có thể lớn lên và vỡ gây xuất huyết não, dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí gây tử vong.

Hầu hết ca bệnh do bẩm sinh (5-10% dân số Việt), nhưng cũng có thể hình thành trong cuộc sống sau này. Do các triệu chứng của bệnh khó nhận biết dễ dẫn đến điều trị muộn. Vì vậy, tầm soát sớm để phát hiện bệnh là cấp thiết.

Phương pháp hiệu quả nhất chẩn đoán dị dạng mạch máu não: kết hợp chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp mạch.

3. Chẩn đoán đau nửa đầu

Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Sau đó khám cận lâm sàng gồm một số chỉ định được bác sĩ đưa ra, dựa trên những nghi ngờ về bệnh lý và nguyên nhân gây đau nửa đầu như:

– Xét nghiệm công thức máu: để đánh giá các chỉ số sức khỏe cơ bản, đặc biệt là định lượng các chỉ số như vitamin D (nếu thiếu hụt có thể gây tình trạng đau đầu/đau nửa đầu), tìm kiếm hoặc loại trừ sự viêm nhiễm tủy sống hay não bộ, hay cơ thể có bị nhiễm độc không.

– Chụp cộng hưởng từ MRI não và/hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scane) sọ não: giúp phát hiện những bất thường liên quan đến não bộ và mạch máu. Hiện nay, chụp cộng hưởng từ được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý ở hệ thần kinh. Bởi chụp MRI giúp phát hiện sớm, chính xác, độ an toàn cao đối với các bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương như u não, tai biến mạch máu não, viêm màng não, vấn đề/bệnh lý mạch máu não, các bất thường của hệ thần kinh trung ương,…

– Chọc dò dịch não tủy: phương pháp này chỉ cân nhắc áp dụng khi các bác sĩ nghi ngờ cơn đau đầu/đau nửa đầu do nguyên nhân nhiễm trùng, chảy máu trong hệ thần kinh. Khi đó, chọc dò dịch não tủy được áp dụng để làm xét nghiệm và cấy dịch não tủy, tùy thuộc vào từng trường hợp.

Đau nửa đầu điều trị sớm giảm nguy cơ đột quỵ 

>>>>>Xem thêm: Khó ngủ mất ngủ: Căn bệnh không chừa một ai!

Chụp cộng hưởng từ MRI não và/hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scane) sọ não: giúp phát hiện những bất thường liên quan đến não bộ và mạch máu.

4. Đau nửa đầu điều trị như thế nào?

Việc điều trị tối ưu nhất đối với bệnh đau nửa đầu là điều trị triệu chứng và phòng ngừa giảm nguy cơ tái phát. Chiến lược điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dựa trên tần suất và cường độ của cơn đau.

Bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc ngăn ngừa diễn tiến bệnh như thuốc ức chế canxi, thuốc ức chế beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh… Tuy nhiên, một số thuốc điều trị cũng có những tác dụng phụ nhất định. Do đó, với những bệnh nhân gặp phải tình trạng như dưới đây mới nên xem xét, cân nhắc sử dụng:

– Gặp nhiều hơn 4 đợt đau đầu trong một tháng.

– Cơn đau đầu kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ.

– Thuốc thuộc nhóm giảm đau không có hiệu quả.

– Đau nửa đầu kéo dài, kèm theo tê bì, yếu cơ, liệt,…

Việc sử dụng những loại thuốc này cần phải có chỉ định hoặc tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý ở mỗi người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *