Đau nửa đầu Migraine với những cơn đau kéo dài, thường xuyên tái phát có thể khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Tìm hiểu đau nửa đầu Migraine có nguy hiểm không, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì sẽ giúp chúng ta phòng bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Đau nửa đầu Migraine có nguy hiểm không, biến chứng là gì?
1. Đau nửa đầu Migraine là bệnh gì?
1.1. Đặc trưng của bệnh
Đau nửa đầu Migraine (gọi tắt là đau nửa đầu) là cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Cơn đau có tần suất và mức độ khác nhau tùy từng lần tái phát, diễn tiến có thể từ đau vừa chuyển sang đau nhói, đau nặng nề một bên đầu.
Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí vài ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt. Khi cơn đau tái phát, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với tiếng ồn, rối loạn thị giác,…
1.2. Đau nửa đầu Migraine được chia thành 2 loại
Hiện nay, y học chia bệnh đau nửa đầu Migraine thành 2 loại phổ biến:
- Đau nửa đầu có dấu báo thoáng qua: Trước khi cơn đau đầu xảy ra, người bệnh sẽ gặp một vài dấu hiệu cảnh bảo như nhìn thấy tia sáng lóe ra, hoa mắt, chóng mặt, giảm thị lực, ù tai, nói khó…
- Đau nửa đầu không có dấu báo thoáng qua: Cơn đau đầu xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu cảnh báo. Đây là loại đau nửa đầu rất hay gặp. Cơn đau thường có xu hướng nặng lên khi chúng ta di chuyển, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi…
2. Nguyên nhân chính gây bệnh đau nửa đầu Migraine
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thật sự gây bệnh đau nửa đầu Migraine. Một số yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, lối sống góp phần gây ra căn bệnh này bao gồm:
- Sử dụng rượu bia, và đồ uống có nhiều caffein.
- Stress, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc kích thích những con đau đầu.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Sự thay đổi nồng độ estrogen có thể gây ra đau đầu ở nhiều người. Ví dụ thay đổi hormone trước và sau kỳ kinh, mang thai, nhất là giai đoạn mãn kinh.
- Sử dụng thuốc có thành phần nội tiết như thuốc hormone, thuốc tránh thai…
- Hoạt động thể chất mạnh
- Các yếu tố kích thích thị giác như âm thanh lớn, mùi sơn, nước hoa, khói thuốc mạnh, ánh sáng chói…
- Mất ngủ, thay đổi nơi ngủ, ngủ nhiều…
- Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường
- Biến chứng bệnh lý khác như viêm xoang, viêm họng, ho, cảm, sốt…
- Quan hệ tình dục cũng có khi gây đau nửa đầu
- Một số thực phẩm chế biến sẵn, có bột ngọt, chất phụ gia…có khả năng gây đau nửa đầu.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiền đình và thiếu máu não “bạn thân” dễ nhầm lẫn
3. Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu Migraine
Chúng ta có thể sớm nhận ra dấu hiệu chuẩn bị một cơn đau nửa đầu xuất hiện nếu để ý đến những triệu chứng bất thường của bản thân như sau.
3.1. Đau nửa đầu Migraine có nguy hiểm không ở giai đoạn tiền triệu chứng
Dấu hiệu cảnh báo về cơn đau nửa đầu có thể xuất hiện 1-2 ngày trước đó:
- Thèm ăn
- Thay đổi tâm trạng thất thường
- Táo bón, đi tiểu nhiều
- Khát nước
- Thường xuyên ngáp ngủ
- Có thể cứng cổ, đau vai gáy cổ
3.2. Giai đoạn có dấu báo thoáng qua
Một số người có thể gặp vài dấu báo thoáng qua trước khi cơn đau xuất hiện. Tuy nhiên, không phải ai gặp dấu báo thoáng qua cũng sẽ bị đau đầu. Một vài dấu hiệu bắt đầu trước cơn đau 20-60 phút, từ từ tiến triển rõ ràng hơn tùy thuộc hệ thần kinh.
- Rối loạn thị giác hoặc mất thị lực tạm thời
- Cảm giác châm chích một bên tay hoặc chân
- Tê yếu một bên mặt
- Khó nói chuyện
- Ù tai, như có tiếng ồn trong tai
- Đi đứng loạng choạng, nhất là khi thay đổi tư thế, không thể kiểm soát chuyển động cơ thể
3.3. Đau nửa đầu migraine có nguy hiểm không ở giai đoạn đau nửa đầu
Thông thường, một cơn đau nửa đầu Migraine thường kéo dài từ 4-72 giờ nếu không có biện pháp can thiệp. Trong cơn đau, người bệnh có thể gặp dấu hiệu:
- Đau dữ dội một bên đầu
- Cơn đau nhói lên, đau như bị đập đầu, buốt đầu
- Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng
- Buồn nôn và nôn ói
- Mệt mỏi, uể oải, đi lại không vững
- Khó tập trung làm việc
4. Tác hại của bệnh đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng tái phát, nguyên nhân và các biện pháp áp dụng điều trị có hiệu quả hay không.
Nếu đau nửa đầu do bệnh lý khác gây ra thì việc điều trị dứt điểm bệnh lý nguyên nhân cho đến khi khỏi hẳn cũng là lúc các cơn đau đầu dừng lại.
Nếu đau do nguyên nhân căng thẳng thần kinh, ăn uống, hút thuốc thì phải hạn chế hoặc loại bỏ yếu tố nguy cơ gây bệnh mới trị khỏi chứng đau nửa đầu.
Đôi khi đau nửa đầu vẫn diễn ra mà không rõ nguyên nhân. Khi đó chúng ta thường chủ quan, cho rằng đó là những cơn đau không nghiêm trọng. Những người hay bị đau nửa đầu tái phát nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng như: suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng não bộ, trầm cảm, mất thị lực, suy thoái võng mạc…Nguy hiểm nhất là đau đầu do thiểu năng tuần hoàn máu não có thể gây đột quỵ.
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh đau nửa đầu còn gây ra các biến chứng mạn tính. Chẳng hạn như nhồi máu não, co giật.
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ nhồi máu não: nguyên nhân và cách chẩn đoán
5. Đau nửa đầu Migraine có thể điều trị không?
Đau nửa đầu Migraine hoàn toàn có thể điều trị. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng, giảm tái phát cơn đau.
Sau khi thăm khám và được chẩn đoán, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị cơn đau đầu cấp tính và điều trị dự phòng. Mỗi người sẽ có phác đồ điều trị riêng tùy thuộc cường độ, tần suất đau mà bệnh nhân gặp phải. Vì vậy, việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định chuyên môn từ bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc khi có những cơn đau nửa đầu xuất hiện.
Các biện pháp điều trị Migraine phổ biến bao gồm:
- Sử dụng thuốc giảm đau. Nhóm thuốc này cần được bác sĩ chỉ định do lạm dung thuốc trong thời gian dài có thể xảy ra tác dụng phụ như suy gan, suy thận,…
- Sử dụng thuốc ngăn ngừa diễn tiến bệnh để giảm tần suất và độ nặng của triệu chứng.
- Các thuốc ức chế canxi, thuốc ức chế beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh…
6. Cách chủ động phòng tránh bệnh đau nửa đầu Migraine
Việc thay đổi lối sống có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phòng tránh mắc bệnh đau nửa đầu Migraine.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, ít nhất 7-8 tiếng/ngày để não bộ nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.
- Làm việc khoa học, hợp lý, tránh mệt mỏi, stress do công việc kéo dài gây bệnh phức tạp về thần kinh.
- Thường xuyên vận động, ra ngoài hít thở không khí để khí huyết lưu thông.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, ăn các loại thực phẩm tốt cho thần kinh và não bộ.
- Nên uống trà thảo dược dễ ngủ, chống oxy hóa như trà atiso, trà sen, trà nhài, trà gừng, trà hoa cúc…
- Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, nên ăn ít đồ ngọt, phô mai, socola, thực phẩm chế biến sẵn.
- Hạn chế nơi ở ồn ào, nhiều ánh sáng chói, nhiều gió, khí lạnh.
- Nếu bị đau đầu, nên sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Như vậy bệnh đau nửa đầu Migraine có thể sẽ dẫn đến biến chứng khôn lường cho sức khỏe nếu chúng ta chủ quan, coi thường bệnh.