Đau nửa đầu nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Đau nửa đầu đang là căn bệnh rất phổ biến gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Những cơn đau xuất hiện thường xuyên và đột ngột khiến người bệnh luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi dễ cáu gắt. Vậy đau nửa đầu nên uống thuốc gì để có thể khắc phục nhanh tình trạng này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Đau nửa đầu nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

1. Triệu chứng điển hình của bệnh đau nửa đầu

Khi mắc phải bệnh đau nửa đầu, bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng như:

– Đau dữ dội một bên đầu, có thể lan xuống phần cổ vai gáy. Những cơn đau có lúc âm ỉ, lúc dữ dội khiến người bệnh thường xuyên thấy khó chịu. Những cơn đau có thể kéo dài hoặc thành từng cơn và có thể tăng lên khi hoạt động nhiều và thậm chí xuất hiện ngay trong đêm.

– Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và những yếu tố tác động của môi trường

– Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và muốn nôn, mệt mỏi, khó chịu

– Gặp khó khăn trong nói chuyện

– Có thể bị tê hoặc ngứa lan xuống cánh tay, ngón tay, kèm theo hoa mắt, chóng mặt,…

Đau nửa đầu nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Người bệnh đau nửa đầu thường xuất hiện những cơn đau đầu đột ngột kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt,…

Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này đôi khi không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng kể trên. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng khác. Việc này giúp đưa ra kết quả chính xác về nguyên nhân và mức độ của bệnh.

Hiện nay, điều trị nội khoa vẫn đang là phương pháp điều trị chủ yếu với các trường hợp bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu,… Tuy nhiên, đau nửa đầu cần dùng những loại thuốc nào, liều lượng ra sao vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người bệnh và cần các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp.

2. Điều trị đau nửa đầu nên uống thuốc gì?

Hiện nay các phương pháp điều trị nội khoa vẫn đang là ưu tiên số một trong quá trình điều trị đau nửa đầu ở người bệnh. Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị hỗ trợ cắt cơn, giảm thiểu các triệu chứng ở người bệnh.

2.1. Đau nửa đầu nên uống thuốc gì? Thuốc điều trị cắt cơn có hiệu quả không?

– Nhóm thuốc này có tác dụng chính là làm giảm và điều trị cắt cơn đau với mức độ nhẹ và trong thời gian ngắn. Còn với những trường hợp bệnh nhân bị đau nặng thì nên sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Một số loại thuốc cắt cơn đau nửa đầu điển hình như: Naproxen, Ibuprofen,…

– Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này với phụ nữ thời kì mang thai, người suy gan, suy thận, những người có tiền sử loét dạ dày –  tá tràng,…

2.2. Đau nửa đầu nên uống thuốc gì trong nhóm thuốc điều trị dự phòng ?

Đa số những loại thuốc trong nhóm này thường được bác sĩ kê cho những bệnh nhân ở giai đoạn nặng với mục đích ngăn ngừa những cơn đau tái phát. Một số loại thuốc điển hình trong nhóm này phải kể đến như: Flunarlzln, Plzotlfen,…

2.3. Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân do căng thẳng

Đau nửa đầu nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Các loại thuốc được dùng để kiểm soát tần suất những cơn đau xuất hiện thất thường.

Nguyên nhân chủ yếu của những cơn đau đầu phần lớn là do làm việc căng thẳng, áp lực, stress…kéo dài. Tình trạng này khiến người bệnh mất trở nên mệt mỏi, đau nhức đầu,…Một số loại thuốc có thể giảm bớt căng thẳng như: paracetamol, thuốc an thần, các loại thuốc chống viêm không steroid,…

Một lưu ý nhỏ cho người bệnh đó là nên sử dụng thuốc sau bữa ăn để tránh kích ứng tới niêm mạc dạ dày dẫn đến loét dạ dày.

2.4. Thuốc điều trị đau đầu từng cơn

Đây là những loại thuốc dùng để điều trị các cơn đau đầu xuất hiện trong thời gian ngắn mà nguyên nhân chính là do thần kinh mạch máu và xảy ra chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên. Đặc biệt những cơn đau này thường xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ đồng giờ, khi tỉnh dậy cơn đau thường đau nặng hơn. Một số loại thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát những cơn đau đầu như:

– Triptans, Zolmitriptan,…một trong những loại thuốc đặc hiệu để điều trị những cơn đau đầu.

– Thuốc chống động kinh, thuốc lidocaine,…

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu

Với mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với liều lượng điều trị khác nhau. Vì thế không thể mang phác đồ điều trị của người này sử dụng với người kia.

– Một loại thuốc đều có thể gây ảnh hưởng tới tế bào gan, thận, dạ dày,…Thậm chí có một số loại thuốc còn càng làm tăng mức độ của những cơn đau nửa đầu, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

– Không tự ý sử dụng các loại thuốc khác nhau trong quá trình điều trị.

– Cần tìm hiểu kỹ các thành phần dược chất có trong sản phẩm để tránh những trường hợp mẫn cảm với thành phần thuốc dẫn tới nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra.

– Ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên có kiểm nghiệm lâm sàng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong sử dụng.

4. Mức độ nguy hiểm của đau nửa đầu

Không chỉ khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu với các triệu chứng điển hình như hoa mắt, chóng mặt,…

 

đau nửa đầu kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc một số bệnh như:

– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

– Bệnh Migraine

– Bệnh đau đầu vận mạch

– Bệnh đau dây thần sau gáy

– Chảy máu não, nhồi máu não, đột quỵ,…

Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh Parkinson bằng cách nào?

Đau nửa đầu nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Người bệnh nên thăm khám thường xuyên tránh để những cơn đau đầu phát triển thành những căn bệnh nguy hiểm hơn.

Vì thế nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng đau nửa đầu trái và phải kèm theo suy giảm trí nhớ, nhức mỏi vai gáy, mất cân bằng,… Thậm chí nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm hơn, đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, nếu người bệnh bị đau đầu kéo dài với cường độ dữ dội sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi hay cáu gắt dẫn đến suy sụp cả về tinh thần và thể xác.

5. Chế độ dinh dưỡng của người đau nửa đầu

Người bị đau nửa đầu ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng được coi là một liều thuốc rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đau nửa đầu. Một số lưu ý cho người bệnh đau nửa đầu khi lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp như:

5.1 Uống nhiều nước

Uống nhiều nước hoặc ăn nhiều dưa hấu cũng là một cách bổ sung nước rất thông minh cho những người lười uống nước. Bởi trong nước tự nhiên có nhiều magie giúp hạn chế các triệu chứng của đau nửa đầu.

5.2 Sử dụng các thực phẩm tốt cho não

– Nên sử dụng nhóm thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây để hạn chế những biểu hiện như buồn nôn, khó chịu,…

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như bơ, sữa,…để não hoạt động tốt hơn

– Bổ sung vitamin E từ vừng đen sẽ giúp cải thiện việc cân bằng estrogen giúp giảm các cơn đầu trong thời kỳ kinh nguyệt.

– Nên ăn nhiều cacbohydrate bởi lượng cacbohydrate sẽ làm dịu các cơn đau và giải phóng serotonin giúp làm dịu các cơn đau đầu của người bệnh.

– Nên bổ sung các loại chất xơ, rau xanh, vitamin như A, D, E, K,..như rau chân vịt ( rau bina), ngoài tác dụng làm giảm huyết áp còn giảm các cơn đau đầu do huyết áp cao.

Đau nửa đầu nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

>>>>>Xem thêm: 5 biểu hiện bệnh sa sút trí tuệ thường gặp và hướng giải quyết

Chế độ dinh dưỡng cũng là một liều thuốc quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đau nửa đầu hiện nay.

5.3 Người bệnh bị đau nửa đầu không nên ăn gì?

Những người bệnh nên hạn chế với thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích,..để giảm nguy cơ làm tăng tần xuất các cơn đau đầu.

Trên đây là một số nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu và một số lời khuyên trong quá trình điều trị. Những loại thuốc trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, giúp người bệnh giảm các triệu chứng tạm thời và cách sử dụng với mỗi bệnh nhân là khác nhau. Để điều trị bệnh đau đầu hiệu quả và bền vững, bạn cần đi khám tại chuyên khoa nội thần kinh uy tín để các định vấn đề thực sự của mình và được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn, hướng dẫn chăm sóc phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *