Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay với ưu điểm an toàn, độ chính xác cao, ứng dụng được tại nhiều bộ phận trên cơ thể. Nhiều người bị đau nửa đầu thường xuyên thắc mắc liệu có nên chụp MRI để kiểm tra không? Chụp MRI có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe não bộ không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Đau nửa đầu thường xuyên có nên chụp MRI không?
1. Đau nửa đầu thường xuyên có nguy hiểm không?
Nhiều người thường xuyên bị đau nửa đầu mô tả cơn đau rất khó chịu, có thể có dấu hiệu báo trước hoặc đến bất ngờ không có dấu hiệu báo trước. Đau đầu có thể tập trung từ đỉnh đầu lan sang bên trái hoặc bên phải, rồi xuống gáy. Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội kèm cảm giác ê buốt, giật nhói như nhịp mạch đập. Thậm chí có người còn cảm thấy buồn nôn, chóng mặt mỗi khi cơn đau nửa đầu xuất hiện.
Đau nửa đầu xảy ra thường xuyên gây cản trở công việc, học tập, làm tính cách của chúng ta trở nên khó chịu, dễ cáu gắt, nổi nóng. Nếu không có biện pháp kiểm soát hay điều trị, người bệnh sẽ dễ mắc một số bệnh lý như sau:
– Suy nhược thần kinh
– Trầm cảm
– Đột quỵ
– Huyết áp cao
– Bệnh tim mạch,..vv
Thường xuyên đau nửa đầu khiến người bệnh khó ngủ thậm chí mất ngủ, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính) thì có thể gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.
2. Đau đầu thường xuyên có nên chụp MRI không?
2.1 Chụp MRI là phương pháp gì?
Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và tân tiến, đang được ứng dụng tại nhiều đơn vị y tế uy tín trong và ngoài nước. Phương pháp này giúp tầm soát và chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, nhất là các bệnh lý về thần kinh, não bộ; giúp phát hiện sớm các mối nguy hiểm và từ đó có các biện pháp phòng tránh cũng như điều trị hoặc can thiệp kịp thời.
Cộng hưởng từ MRI được ứng dụng trong chẩn đoán và kiểm tra các bệnh lý về thần kinh, não bộ như chụp MRI sọ não, chụp MRI mạch máu não hoặc chụp MRI cột sống (MRI cột sống và tủy sống).
Hình ảnh thu được nhờ chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch hoặc cột sống sẽ giúp bác sĩ xác định tương đối chính xác về tình trạng tổn thương thực thể đang diễn ra bên trong não bộ, mạch máu não, tủy sống. Hình ảnh có thể tái tạo dưới dạng 3D với độ sắc nét và tính chính xác cao. MRI còn là công cụ chẩn đoán tốt nhất, giúp phát hiện chính xác các bệnh lý về tủy sống mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi tính CT khó phát hiện ra.
Tìm hiểu thêm: Điều trị đau thần kinh sau zona
2.2 Chụp MRI giúp chẩn đoán bệnh đau nửa đầu thường xuyên như thế nào?
Chụp MRI sọ mạch, cột sống có thể giúp phát hiện và chẩn đoán sớm các nguyên nhân tiềm ẩn gây triệu chứng đau nửa đầu một cách thường xuyên như:
– U não
– Viêm màng não
– Tai biến mạch máu não (tắc mạch, vỡ mạch)
– Thiếu máu não
– Dị dạng mạch máu não
– U máu thể hang
– Thoái hóa não chất trắng,
– U tủy sống
– Rỗng tủy…vv
2.3 Chụp MRI có gây nguy hiểm gì khi chẩn đoán bệnh đau nửa đầu thường xuyên không?
Với ưu điểm an toàn, không sử dụng tia X, phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI sọ mạch có thể áp dụng trên cả những bệnh nhân khỏe mạnh hoặc người mắc bệnh nền. Trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai cũng có thể chụp cộng hưởng từ MRI mà không sợ gây hại đến sức khỏe.
Nếu có biểu hiện đau đầu thường xuyên, bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh và nên thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài các bệnh lý về thần kinh và não bộ thì chụp cộng hưởng từ còn được ứng dụng trong chẩn đoán nhiều bệnh lý khác như cơ xương khớp, tim mạch, gan mật, thận,….
3. Một số lưu ý khi thực hiện chụp MRI
>>>>>Xem thêm: Điều trị đau đầu hiệu quả với từng dạng bệnh
Khi chụp MRI, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
– Người bệnh cần trả lời trung thực về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý trước khi chụp, trao đổi trước với bác sĩ nếu có chứng sợ không gian kín, lo âu khi ở một mình.
– Thông báo cho bác sĩ nếu trên cơ thể người bệnh có một số thiết bị chứa kim loại như máy tạo nhịp, khớp kim loại, nẹp vít xương, răng giả, máy trợ thính,…
– Tuyệt đối không mang các vật dụng có từ tính như điện thoại di động, chìa khóa, đồng hồ, trang sức bằng kim loại, thẻ ATM,… vào phòng chụp.
– Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên.
– Đa số chụp cộng hưởng từ MRI người bệnh không cần nhịn ăn, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt như chụp MRI ổ bụng bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn để có kết quả chính xác nhất, bạn nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh đau nửa đầu thường xuyên và ý nghĩa của chụp MRI trong chẩn đoán căn bệnh này. Hãy lựa chọn những cơ sở y tế có chuyên khoa nội thần kinh uy tínđể được khám và điều trị bệnh đau nửa đầu một cách hiệu quả.