Sỏi thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những cơn đau sỏi thận, đau dữ dội và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về đau sỏi thận qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đau sỏi thận là đau như thế nào? Các phương pháp điều trị
Đau sỏi thận do đâu
Khi sỏi di chuyển theo dòng chảy nước tiểu, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra đau thận.
Sỏi kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận gây nên những cơn đau.
Khi có sỏi thận, đường tiết niệu sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng co thắt, bóp chặt, làm tắc đường tiết niệu khiến nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực lên vùng bể thận, dẫn đến những cơn đau quặn thận.
Sỏi thận di chuyển theo dòng chảy nước tiểu, nhất là những sỏi lớn hoặc sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra đau thận (ảnh minh họa)
Những cơn đau như thế nào là đau sỏi thận?
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến thường gặp, nhưng không phải người bệnh nào cũng gặp phải những cơn đau dữ dội hay còn gọi là đau quặn thận, đau quặn thận có những biểu hiện cụ thể sau:
Đau dữ dội
Đau quặn thận thường bắt đầu một cách đột ngột, có thể sau một hoạt động gắng sức nào đó. Cơn đau thường từ một bên hông, sau đó lan ra phía trước dưới hạ sườn. Cơn đau có thể kéo dài xuống vùng sinh dục. Cũng có khi cơn đau được báo trước bởi triệu chứng đau ngang thắt lưng. Khi bị đau quặn thận, người bệnh có cảm giác đau như ai bóp chặt vào vùng bị đau, như bị dao đâm xoáy vào chỗ đau, đau đến mức toát mồ hôi.
Cơn đau thường từ 20 phút kéo dài đến nhiều giờ khiến bệnh nhân lo lắng, mất hết sức lực, nằm ở tư thế nào cũng đau, mặt mũi tái nhợt, vã mồ hôi.
Tìm hiểu thêm: Bị viêm đường tiết niệu phụ nữ mang thai cần lưu ý gì để nhanh khỏi
Cơn đau quặn thận thường kéo dài nhiều giờ khiến bệnh nhân lo lắng, mất hết sức lực, nằm ở tư thế nào cũng đau, mặt mũi tái nhợt, vã mồ hôi (ảnh minh họa)
Có trường hợp đau nhẹ
Có trường hợp đau quặn thận không lan xuống dưới mà lan lên trên. Hoặc có trường hợp cơn đau nhẹ, nhẹ ở mức độ bệnh nhân có thể chịu đựng được nên đau kéo dài tới vài ngày mới tới bệnh viện.
Đau kèm theo những triệu chứng khác
Người bệnh tiểu khó, có thể không đi tiểu được dù buồn tiểu hoặc đi được thì cảm giác khó chịu, nước tiểu lợn cợn, có màu hồng.
Bệnh nhân buồn nôn, có thể nôn hoặc không, nôn xong thường cảm giác đỡ đau hơn.
Người bệnh có thể sốt hơn 37 độ C đến sốt cao trên 38,5 độ C.
Đau sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các cơn đau do bệnh khác
Đau quặn thận rất có thể làm cho người bệnh nhầm lẫn sang với các cơn đau cấp tính khác:
Đau quặn gan
Đau vùng hạ sườn phải, đau lan lên trên, đau quặn gan cũng kèm theo sốt khi đau.
Đau ruột thừa
Người bệnh cũng bị sốt, nhưng những cơn đau thường ở hố chậu phải.
Đau do tắc ruột
Đau do tắc ruột gây ra đau bụng, nôn kèm bí đại tiện…
Đau dạ dày cấp, đau do loét dạ dày
Những cơn đau này thường ở vùng thượng vị. Bệnh nhân có thể rất đau nhưng sau cơn đau bệnh nhân lại thấy bình thường.
Vì vậy, để xác định đúng bệnh và tránh nhầm lẫn sang những cơn đau đó bệnh khác người bệnh cần làm các xét nghiệm cần thiết tại các cơ sở y tế.
Đau quặn thận là một trường hợp khẩn cấp cần cấp cứu tại bệnh viện, do đó để ngăn ngừa và phòng tránh các cơn đau sỏi thận cũng như tầm soát bệnh sỏi thận thì việc đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần là rất cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo sỏi tiết niệu từ những bất thường ở đường tiểu
Tầm soát các bệnh lý về sỏi thận để tránh những cơn đau quặn thận
Khi vẫn còn băn khoăn về triệu chứng đau sỏi thận bạn có thể đặt lịch khám sức khỏe tại Hệ thống y tế Thu Cúc hoặc liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.