Đau thần kinh tọa là bệnh xương khớp khá phổ biến, chỉ xếp thứ 2 hiện nay sau viêm khớp dạng thấp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy đau thần kinh tọa bệnh học biểu hiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa bệnh học và cách điều trị hiệu quả
1. Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất và nằm ở 2 bên trên cơ thể con người. Các tác động làm dây thần kinh này bị tổn thương, chèn ép sẽ gây ra những cơn đau dữ dội hoặc kéo dài âm ỉ được gọi chung là đau thần kinh tọa.
Tuy bệnh không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm trầm trọng do gây ra những cơn đau dai dẳng và hạn chế khả năng vận động.
Dây thần kinh tọa kéo dài từ dưới thắt lưng xuống chân.
2. Trong đau thần kinh tọa bệnh học, các triệu chứng biểu hiện như thế nào?
Đau thần kinh tọa biểu hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng ở mỗi bệnh nhân. Các triệu chứng thường gặp nhất là:
– Đau nhức: Triệu chứng điển hình của đau thần kinh tọa là các cơn đau xuất phát từ phần dưới thắt lưng, sau đó có xu hướng lan dọc xuống qua hông, đùi, bắp chân đến tận bàn chân và ngón chân. Cơn đau có thể đến đột ngột hoặc nghiêm trọng hơn khi người bệnh ho, hắt hơi, thay đổi tư thế hay vận động quá sức.
– Tê nóng: Một số trường hợp bệnh nhân thấy kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát tại các khu vực bị đau.
Đau thần kinh tọa nhẹ có thể biến mất trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng và kéo dài hơn một tuần, người bệnh nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị và xử trí kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiền đình là gì? Khái niệm và cách phòng tránh
Người bệnh cảm thấy tê nóng, đau nhức tại khu vực đau dây thần kinh tọa
3. Tại sao lại xuất hiện tình trạng đau thần kinh tọa?
Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa chịu tổn thương hay bị chèn ép bởi một trong những nguyên nhân sau đây:
– Thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa, trong đó thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến nhất. Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh lao động quá sức, sai tư thế hay do tình trạng chấn thương kéo dài… dẫn đến đĩa đệm cột sống dịch chuyển gây chèn ép tới dây thần kinh tọa.
– Thoái hóa cột sống
Sự hao mòn của đốt sống hay tình trạng gai cột sống đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến hẹp ống sống. Sự thu hẹp này làm tăng áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa. Đây chính là nguồn gốc gây ra những cơn đau thần kinh tọa.
– Trượt đốt sống
Khi gặp chấn thương hay do bẩm sinh, một hoặc nhiều đốt sống có thể bị trượt ra ngoài gây hẹp ống sống và làm tổn thương và chèn ép tới dây thần kinh tọa. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức chạy dọc theo dây thần kinh này.
– Viêm cột sống, viêm đốt sống
Người cao tuổi là đối tượng thường gặp tình trạng này. Bệnh tuy chỉ diễn biến âm thầm nhưng thường gây ra những triệu chứng điển hình của đau thần kinh tọa như: đau thắt lưng, hông…
– Chấn thương hoặc nhiễm trùng
Một số tác nhân khác gây đau dây thần kinh tọa có thể kể đến như: viêm cơ, gãy xương, áp-xe ngoài màng cứng, lao cột sống… do chấn thương hoặc nhiễm trùng.
4. Đau thần kinh tọa gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?
Hầu hết các bệnh nhân bị đau thần kinh tọa đều chia sẻ rằng họ luôn gặp khó khăn trong quá trình vận động, sinh hoạt và làm việc hàng ngày khi các cơn đau nhức xuất hiện.
Nếu để tình trạng này kéo dài đồng nghĩa với việc các cơn đau tiếp diễn và ngày một nghiêm trọng hơn. Khi đó, người bệnh có thể phải chịu những biến chứng nguy hiểm do đau thần kinh tọa gây ra như sau:
– Cứng cột sống
Đây là một trong những biến chứng điển hình người bệnh thường gặp phải sau khi bị đau dây thần kinh tọa. Cứng cột sống thường đi kèm với các cơn co thắt cơ bắp có thể khiến người bệnh bị mất lực hoàn toàn ở chi dưới.
– Teo cơ vận động
Ban đầu, teo cơ vận động chỉ gây khó khăn trong quá trình vận động của người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này càng để lâu sẽ càng khiến dây thần kinh toạ bị tổn thương nặng nề khiến người bệnh có thể gặp phải tình trạng teo rút tại các cơ vận động, thậm chí mất dần chức năng tại các cơ này.
– Bại liệt
Bại liệt là biến chứng được coi là nguy hiểm nhất do đau thần kinh tọa gây ra. Người bị đau thần kinh toạ có thể gặp tình trạng liệt một phần hoặc hoàn toàn nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời.
– Rối loạn thần kinh thực vật
Các triệu chứng như tê bì chân tay, mất cảm giác, không kiểm soát được đại tiểu tiện… là phản xạ bất thường cảnh báo tình trạng rối loạn thần kinh thực vật mà bệnh nhân đau thần kinh toạ có thể phải đối mặt.
5. Một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
5.1 Điều trị đau thần kinh tọa bệnh học bằng thuốc
Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp có tác dụng làm giảm đau, chống viêm nhanh chóng. Các bác sĩ thường chỉ định phương pháp này cho những bệnh nhân có triệu chứng từ nhẹ tới vừa khi mắc chứng đau thần kinh tọa. Các loại thuốc được kê đơn cho các bệnh nhân bao gồm:
– Thuốc giảm đau thần kinh
– Thuốc giãn cơ
– Thuốc chống viêm không steroid
– Vitamin nhóm B…
Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng trường hợp bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Người bệnh nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và kê đơn chính xác. Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng thuốc tùy tiện để hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
5.2 Can thiệp phẫu thuật
Đối với các trường hợp nặng, điều trị nội khoa không đáp ứng, các phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét khi thực sự cần thiết với chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
5.3 Tiêm steroid
Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc Corticosteroid vào xung quanh khu vực rễ thần kinh để giảm đau và ngăn chặn tình trạng viêm ở dây thần kinh tọa.
5.4 Vật lý trị liệu có hiệu quả cao trong điều trị đau thần kinh tọa bệnh học
Vật lý trị liệu thường được các bác sĩ kết hợp với việc dùng thuốc để cải thiện các cơn đau do đau thần kinh tọa gây ra. Các bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu sẽ xây dựng các bài tập về tư thế chuẩn để tăng cường các cơ ở lưng, đồng thời cải thiện tính linh hoạt của cột sống.
Hiện nay, vật lý trị liệu là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng nhờ tính hiệu quả cao, giúp hỗ trợ phòng ngừa các cơn đau thần kinh tọa tái phát.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc người bị tai biến: Những điều cần lưu ý!
Một số bài tập vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh cải thiện đau thần kinh tọa.
Bệnh đau thần kinh tọa nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi có các triệu chứng về đau thần kinh tọa, người bệnh hãy đến các cơ sở có chuyên khoa Cơ xương khớp uy tín để được chuyên gia thăm khám, kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn.
Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.