Đau thần kinh tọa cách điều trị giúp người bệnh giảm đau và phục hồi thể trạng bình thường, hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa cách điều trị hiệu quả
1. Tìm hiểu về đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Dây thần kinh này đi từ thắt lưng đến ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa trái và phải để điều khiển hoạt động 2 chân. Dây thần kinh tọa có 3 chức năng chính là:
– Chi phối
– Cảm giác vận động dinh dưỡng
– Góp phần nuôi dưỡng khu vực mà nó đi qua.
Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở nhóm tuổi trong lao động, từ 30-50 tuổi. Thực tế cho thấy, nữ giới mắc bệnh thường cao hơn nam giới.
Đau thần kinh tọa xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi trong lao động, từ 30-45 tuổi.
Bệnh chủ yếu xảy ra khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống và chèn ép một phần dây thần kinh… Điều này gây nên tình trạng tê, viêm, đau ở chân và những vùng ảnh hưởng.
2. Triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến
Đau nhức là triệu chứng thường thấy của bệnh đau thần kinh tọa và nhiều bệnh khác. Người bệnh cần chú trọng các triệu chứng sau đây:
– Đau tại vị trí dây thần kinh tọa và xung quanh
– Co cứng cơ ở cột sống
– Giảm khả năng vận động, đau khi di chuyển
– Thay đổi dáng đi
– Tổn thương rễ thần kinh
Bên cạnh đó đau thần kinh tọa có những triệu chứng như: Mất cảm giác chi dưới, mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện, teo cơ chân…
3. Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa hay chấn thương ở cột sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm đốt sống… Các bệnh này tác động lên dây thần kinh tọa và gây đau nhức cho người bệnh. Ngoài ra, dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép do phình, biến dạng mạch máu và gây đau.
Người cao tuổi nguy cơ mắc bệnh này càng cao. Theo thời gian, xương khớp dần bị thoái hóa. Trong đó, thoái hóa đĩa đệm và cột sống có thể chèn ép dây thần kinh tọa và gây đau.
Tìm hiểu thêm: Đau mỏi cơ khi mang thai khắc phục triệu chứng nhanh chóng
Người cao tuổi là đối tượng thường mắc bệnh do xương khớp dễ thoái hóa
Đối với người lao động nặng, nguy cơ sẽ đau thần kinh tọa là rất cao. Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi làm việc lâu trong một tư thế cũng dễ dẫn tới đau thần kinh tọa. Tình trạng này xuất hiện do giảm máu nuôi tới cột sống, các cơ cột sống tạo áp lực về phía đĩa đệm.
Bên cạnh đó, nếu làm việc trong môi trường có sự rung lắc liên tục như lái xe, sẽ tạo chấn thương lên cột sống, đĩa đệm đẩy nhanh quá trình thoái hóa, dẫn tới đau thần kinh tọa. Một số thói quen sinh hoạt không phù hợp như đi giày cao gót trong thời gian dài, cột sống ưỡn ra trước quá mức… cũng dễ gây ra chứng đau thần kinh tọa do đĩa đệm bị tăng áp lực, làm tăng nguy cơ trượt đốt sống.
Đau dây thần kinh tọa không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu chủ quan, không điều trị kịp thời có thể khiến cơn đau dữ dội, dai dẳng và khó dứt điểm. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tàn phế cho người bệnh. Nếu nhận thấy dấu hiệu đau thần kinh tọa, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời.
4. Đau dây thần kinh tọa cách điều trị thế nào
Với các trường hợp đau thần kinh tọa cách điều trị nội khoa là đơn giản nhất để bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, với những ca bệnh nặng, người bệnh có thể chỉ định phẫu thuật giúp duy trì cuộc sống bình thường. Một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa thường được áp dụng là:
4.1. Điều trị nội khoa
Người bệnh cần kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để đẩy nhanh tiến độ điều trị.
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn nắm rõ thay khớp gối có nguy hiểm không
Khám sớm, phát hiện bệnh sớm và điều trị nội khoa nhanh chóng
– Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc giảm tiết acid được sử dụng nhằm giảm viêm loét dạ dày, tá tràng trong khi điều trị bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần dùng thêm thuốc giãn cơ và vitamin nhóm B.
– Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng nhằm giảm bớt cơn đau.
– Điều chỉnh giường thành loại cứng, không mang vác nặng, đứng hay ngồi quá lâu…
4.2. Điều trị vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ điều chỉnh tư thế, tăng cường cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt,
giúp phục hồi chức năng, đồng thời ngăn chấn thương trong tương lai.
4.3. Điều trị ngoại khoa
Đối với các ca bệnh nặng, điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa. Tùy theo tình hình sức khỏe bệnh nhân, có thể áp dụng phẫu thuật như mổ nội soi, mổ hở, vi phẫu, sóng cao tần hay làm vững cột sống.
Hiện có hai phương pháp thường được áp dụng là:
– Phẫu thuật lấy nhân đệm: Bệnh nhân có biến chứng hạn chế vận động, rối loạn cảm giác cần cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh.
– Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Các ca trượt đốt sống chèn ép dây thần kinh mức độ nặng sẽ áp dụng kỹ thuật làm cứng cột sống và nẹp vít cột sống. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị hẹp ống sống, phương án này không nên thực hiện do có thể làm cột sống mất vững, dễ tái phát bệnh.
Đau thần kinh tọa cách điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi. Nếu chủ quan không thăm khám sớm, người bệnh có thể phải can thiệp phẫu thuật. Do vậy, nếu đau ở vùng thắt lưng kéo xuống chân và bàn chân, bạn cần đến ngay chuyên khoa Cơ xương khớp để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị, ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.