Đau thần kinh tọa có nên đạp xe? Những điều cần lưu ý

Đau thần kinh tọa là bệnh lý ảnh hưởng khá nhiều đến chức năng vận động. Việc tập thể dục thể thao vẫn cần thiết tuy nhiên cần phải lưu ý để tránh làm bệnh nặng thêm. Vậy đau thần kinh tọa có nên đạp xe và nếu có thì như thế nào là hợp lý. Hy vọng với những thông tin trong bài viết dưới đây bạn sẽ có được câu trả lời.

Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa có nên đạp xe? Những điều cần lưu ý

1. Đau thần kinh tọa – Kiến thức cần biết

Đau thần kinh tọa là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp phải ở nhiều đối tượng. Đây là dây thần kinh lớn nhất cơ thể còn gọi là dây thần kinh hông to, kéo dài từ vùng thắt lưng tới bàn chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối cảm giác vận động và nuôi dưỡng phần cơ thể đi qua. 

Tình trạng đau dây thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, thường bắt đầu từ vùng thắt lưng tới chân, mắt cá chân hoặc có trường hợp tới các ngón chân. Cảm giác đau khiến cho người bệnh khó khăn trong việc vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân là do đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí thông thường và chèn ép dây thần kinh tọa gây nên cảm giác đau nhức, tê bì.

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe? Những điều cần lưu ý

Đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động

2. Đau thần kinh tọa có nên đạp xe – băn khoăn của nhiều người

Nhiều người băn khoăn không rõ đau thần kinh tọa có nên tập luyện thể dục thể thao hay không. Một trong những môn thể dục thể thao được nhiều người quan tâm đó là đạp xe. Vậy đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không?

Theo ý kiến các chuyên gia, việc đạp xe đạp sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai hơn vì vậy người bị đau thần kinh tọa có thể đạp xe. Một số lợi ích mà việc đạp xe có thể mang lại cho người bị đau dây thần kinh tọa đó là:

Đạp xe giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm tình trạng tê bì khá hiệu quả ở người đau dây thần kinh tọa.

Đạp xe điều độ giúp tăng sự dẻo dai linh hoạt của xương khớp.

Giúp giảm căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon hơn từ đó giảm đau hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Hay mất ngủ về đêm coi chừng bệnh tuyến giáp

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe? Những điều cần lưu ý

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe là thắc mắc của nhiều người

3. Những lưu ý khi đạp xe dành cho người bị đau dây thần kinh tọa

Đạp xe mang lại khá nhiều lợi ích tuy nhiên với người bị đau dây thần kinh tọa việc đạp xe trước hết cần đảm bảo an toàn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện luyện tập để có được sự tư vấn tốt nhất, tránh rủi ro. Dưới đây là 1 số lưu ý khi đạp xe:

3. 1 Lựa chọn phương tiện

Việc đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau dây thần kinh tọa tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn phương tiện chuyên dụng giúp quá trình luyện tập thuận lợi và giảm áp lực cho dây thần kinh từ đó giúp giảm đau. Do đó khi bị đau dây thần kinh tọa bạn nên lựa chọn những chiếc xe phù hợp với vóc dáng của cơ thể. 

Những người có vóc dáng nhỏ nhắn (thường là phụ nữ) thì nên chọn loại xe nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, chắc chắn để dễ dàng di chuyển và điều khiển. Ngoài ra xe nên có thêm phụ kiện giảm sóc để tránh gây tác động đột ngột, mạnh đến dây thần kinh tọa. Nếu được bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đạp xe để có được lựa chọn phù hợp nhất, đảm bảo an toàn. 

3.2 Lưu ý về độ cao của xe đạp với vóc dáng cơ thể

Việc điều chỉnh độ cao xe phù hợp với vóc dáng cơ thể giúp đảm bảo an toàn khi tập luyện. Hãy lựa chọn xe có phần yên có thể tăng giảm độ cao. Khi đạp xe bạn hãy điều chỉnh phần yên xe sao cho phù hợp và cảm thấy thoải mái nhất. 

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe? Những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị rối loạn giấc ngủ biểu hiện như thế nào?

Người bị đau thần kinh tọa cần lưu ý đảm bảo an toàn khi đạp xe

3. 3 Tư thế luyện tập đúng

Đây là 1 trong những lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ. Việc đạp xe hoặc luyện tập bất kì một môn thể dục thể thao nào sai tư thế cũng mang lại những bất lợi cho sức khỏe. Đặc biệt người bị đau thần kinh tọa càng cần phải lưu ý điều này. Bạn nên tránh tư thế xiêu, vẹo người quá cúi người về trước hoặc bị ngửa nhiều ra sau. Việc này sẽ khiến các cơn đau thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. 

3.4 Chú ý cường độ đạp xe

Cường độ đạp xe là vấn đề người đau dây thần kinh tọa cần lưu ý thứ 2. Người đau thần kinh tọa nên luyện tập đạp xe với cường độ vừa phải. Tốt nhất mỗi lần chỉ giới hạn trong thời gian từ 10 – 20 phút và có thể tăng dần từ từ theo thời gian. Lý do là nếu đạp xe quá lâu với quãng đường quá dài sẽ khiến cho xương khớp bị mỏi, gây áp lực cho dây thần kinh. Nếu mệt hãy dừng lại nghỉ ngơi để đảm bảo an toàn.

3. 5 Lưu ý địa hình, quãng đường khi đạp xe

Với người đau dây thần kinh tọa tốt nhất cần lựa chọn phần địa hình bằng phẳng, dễ đi, tránh những địa hình hiểm trở nhấp nhô. Việc di chuyển trên quãng đường nhấp nhô khiến gây lực tác động mạng đến xương khớp, dây thần kinh và có thể làm cơn đau trầm trọng thêm. Hơn nữa khi bị đau thần kinh tọa, chức năng vận động cũng bị ảnh hưởng, di chuyển trên quãng đường gập ghềnh khó đảm bảo an toàn. 

3.6 Thời gian luyện tập phù hợp

Thông thường nên chọn thời gian luyện tập vào buổi sáng sớm (từ 5h30 đến 6h30) hoặc chiều mát (17 – 18h). Đây là quãng thời gian lý tưởng cho việc luyện tập. Ngoài ra người bị đau thần kinh tọa nên đạp xe trong khoảng thời gian phù hợp. Mới đầu chỉ nên tập 10 – 15 phút sau có thể tăng dần lên 30 phút, không nên tập luyện quá sức. Mới đầu nên luyện tập trên những quãng đường ngắn. Sau khi đã luyện tập quen có thể di chuyển trên quãng đường dài hơn. Tuy nhiên nếu thấy mệt bạn nên dừng lại nghỉ giữa quãng để đảm bảo an toàn.

Với những kiến thức trên chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Việc luyện tập xe đạp với cường độ thích hợp có thể mang lại lợi ích cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi trường hợp khác nhau sẽ phù hợp với những phương pháp luyện tập khác nhau. Vì vậy, bạn cần căn cứ vào điều kiện cụ thể như sức khỏe của bản thân để quyết định có nên luyện tập hay không. Nếu được tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, nếu thấy các dấu hiệu của bệnh, nên đi khám sớm để được điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *