Đau thần kinh tọa điều trị cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau. Người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa điều trị bằng cách nào?
1. Đau thần kinh tọa là bệnh thế nào?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh đi từ dưới thắt lưng đến ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa trái và phải, để điều khiển hoạt động 2 chân. Dây thần kinh tọa có 3 chức năng chính là: chi phối, cảm giác vận động dinh dưỡng và nuôi dưỡng khu vực mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa là cơn đau dọc từ thắt lưng xuống bàn chân. Tùy theo vị trí tổn thương, cơn đau sẽ lan rộng theo các hướng khác nhau. Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện ở độ tuổi lao động, trong khoảng 30-50 tuổi. Hiện nay, nữ giới thường mắc bệnh này cao hơn nam giới.
Đau thần kinh tọa xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi lao động
Hầy hết cơn đau thần kinh tọa xảy ra ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống gây chèn ép một phần lên dây thần kinh… Điều này gây tê, viêm và đau ở chân cùng các vùng bị ảnh hưởng. Đau thần kinh tọa điều trị cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đạt kết quả tốt nhất.
2. Triệu chứng đau thần kinh tọa cần lưu ý
Đau nhức là triệu chứng phổ biến của bệnh đau thần kinh tọa và một số bệnh khác. Tùy vào vị trí đau sẽ là biểu hiện cho các bệnh khác nhau. Người bệnh cần lưu ý các triệu chứng sau đây.
2.1. Đau tại dây thần kinh tọa
Đây là tình trạng đau dễ gặp nhất. Những cơn đau đi từ thắt lưng lan xuống đến mông, chân, bàn chân. Một số trường hợp khác, cơn đau ngược từ gót chân lên đến vùng thắt lưng. Cơn đau đa số xuất hiện dữ dội khi người bệnh lao động nặng. Còn khi người bệnh được nghỉ ngơi, cơn đau sẽ thuyên giảm dần. Khi cơ thể nghỉ ngơi, dây thần kinh tọa không phải chịu áp lực chèn ép nên sẽ không cảm thấy đau nhức.
Cơn đau thường xuất hiện theo từng đợt, nếu bạn giẫm chân xuống đất hay đi vào đường có ổ gà. Bệnh đau thần kinh tọa không chỉ xảy ra ở một vị trí cố định mà còn lan sang các vùng lân cận, gây đau nhức nhiều nơi trên cơ thể.
2.2. Co cứng cột sống
Đây là triệu chứng thường thấy khi bị đau thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bị đau hoặc viêm, khiến máu khó lưu thông và dễ tích tụ gây ra chứng co cứng cơ cột sống. Người bệnh sẽ có cảm giác co cứng chân, đùi khi vừa thức dậy, phải chờ thời gian khoảng 30 phút mới dứt điểm cơn đau. Khi hắt hơi hoặc ho cũng có thể bị đau vùng thắt lưng.
2.3. Giảm khả năng vận động
Dây thần kinh tọa với chức năng chi phối hoạt động của hai chi dưới. Do vậy, khi đau thần kinh tọa, người bệnh gặp khó khăn khi vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc hằng ngày.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không?
Người bệnh khó vận động, di chuyển khi đau thần kinh tọa
Triệu chứng này được nhận biết rõ hơn khi người bệnh thực hiện một vài thử nghiệm:
– Không thể cúi người thấp hơn 90 độ, cảm thấy đau vùng thắt lưng dữ dội, tay không chạm đến bàn chân.
– Khó khăn khi khuân vác các vật dụng, đồ đạc bằng lưng.
– Khó quay trở người qua trái hoặc phải.
– Đùi và mông cảm giác đau nhức dữ dội.
– Khó đứng thẳng, chạm nhẹ chân xuống đất là thấy đau lưng.
2.4. Thay đổi dáng đi
Đau thần kinh tọa thường diễn ra một bên khi trọng lượng cơ thể tập trung vào bên còn lại. Điều này khiến người bệnh không thể đi lại bình thường mà phải tập tễnh, bên cao bên thấp. Sự thay đổi này khiến cơ ở một bên hông nhão đi, chân xệ xuống, làm lệch vùng xương chậu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây cong vẹo cột sống, teo cơ.
2.5. Tổn thương rễ thần kinh
Một triệu chứng khác khá phổ biến là cảm giác kiến bò. Triệu chứng này xảy ra do tổn thương ở rễ thần kinh. Bên cạnh đó, bệnh còn có những triệu chứng như: Mất cảm giác chi dưới, mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện, teo cơ chân…
3. Đau thần kinh tọa có phải bệnh nguy hiểm?
Đối với các trường hợp đau thần kinh tọa ở giai đoạn nhẹ, hầu hết các bệnh nhân có thể tự khỏi nhờ sử dụng thuốc hoặc vật lý trị liệu. Tuy nhiên, những trường hợp nặng và không được phát hiện sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Khó khăn trong hoạt động hằng ngày, thậm chí tàn phế các chi khiến suy giảm nghiêm trọng sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Những người bị đau nghiêm trọng hoặc thay đổi ruột, bàng quang có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhằm cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa điều trị ngoại khoa chỉ nên thực hiện trong trường hợp bệnh nặng và sử dụng thuốc không có tác dụng.
4. Đau thần kinh tọa điều trị bằng cách nào?
Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp điều trị nội khoa. Với các ca bệnh nặng, rất có thể phải can thiệp phẫu thuật mới duy trì được cuộc sống bình thường.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau lưng trước khi có kinh
Khám sớm, phát hiện sớm bệnh để được điều trị nhanh chóng
4.1. Đau thần kinh tọa điều trị nội khoa bằng thuốc
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo kê đơn bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đẩy nhanh hiệu quả và tiến độ điều trị.
– Các loại thuốc thường được kê bao gồm: Thuốc giảm đau kèm với thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc giảm tiết acid làm giảm viêm loét dạ dày tá tràng trong thời gian dùng thuốc điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần dùng thêm thuốc giãn cơ và vitamin nhóm B.
– Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng để hạn chế các cơn đau.
– Thay giường nằm thành loại cứng.
– Tránh mang vác nặng hoặc đứng, ngồi quá lâu…
4.2. Đau thần kinh tọa điều trị bằng bài tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh điều chỉnh tư thế, tăng cường cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt của cơ thể, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng và phòng ngừa các chấn thương trong tương lai.
4.3. Đau thần kinh tọa điều trị theo phương pháp ngoại khoa
Đối với các trường hợp nặng, khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Hiện có hai phương pháp thường được áp dụng là phẫu thuật lấy nhân đệm và phẫu thuật cắt cung sau cột sống.
Đau thần kinh tọa có thể phục hồi tốt nếu được chữa trị kịp thời. Do vậy, nếu nhận thấy các cơn đau ở vùng thắt lưng kéo dài xuống chân, bàn chân, bạn nên đi khám ngay chuyên khoa Cơ xương khớp, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị đúng cách, giúp giảm đau và phòng ngừa các biến chứng về sau.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.