Đau thần kinh tọa là tình trạng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó bệnh còn có thể gây nên 1 số biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào, cần lưu ý những gì là thông tin được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào, cần lưu ý gì?
1. Tìm hiểu về đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa được biết đến là dây thần kinh dài nhất cơ thể (có tên gọi khác là dây thần kinh hông to). Dây thần kinh tọa kéo dài từ vùng thắt lưng đến các ngón chân. Chức năng của dây thần kinh tọa là chi phối chức năng vận động và cảm giác của chi dưới.
Đau dây thần kinh tọa là cảm giác đau dọc từ thắt lưng kéo xuống chân đến chân thậm chí là tận các đầu ngón chân. Tình trạng này xảy ra là do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Nguyên nhân có thể do thoát vị đĩa đệm hoặc gai đốt sống… Ngoài ra những người bị hẹp ống sống, thoái hóa đĩa đệm hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người thừa cân béo phì… cũng dễ khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép gây đau.
Cơn đau thần kinh tọa có thể giảm và hết dần. Tuy nhiên một số trường hợp nghiêm trọng cơn đau sẽ ngày càng nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Lúc này cần phải can thiệp bằng các phương pháp điều trị.
Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào là quan tâm của nhiều người
2. Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào?
Đau thần kinh tọa nếu nhẹ và không quá nghiêm trọng thì có thể tự hết. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi kết hợp với thuốc và 1 số phương pháp đơn giản tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên trường hợp nghiêm trọng thì tùy từng tình trạng của bệnh nhân bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật.
2. 1 Điều trị không phẫu thuật
Đa số các cơn đau thần kinh tọa sẽ giảm dần và hết sau vài tuần mà không cần can thiệp bằng phẫu thuật. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh áp dụng 1 số biện pháp dưới đây để cải thiện cơn đau.
2.1.1 Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có thể được bác sĩ chỉ định để làm giảm các cơn đau. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ định, tránh lạm dụng kéo dài.
2.1.2 Ngủ đúng tư thế cải thiện đau thần kinh tọa
Tư thế ngủ đúng sẽ giúp giảm cơn đau thần kinh tọa hiệu quả. Do đó nếu bị đau bạn nên thử 1 trong các tư thế ngủ dưới đây để cải thiện:
Nằm ngửa: Ở tư thế này đường cong của cột sống được duy trì tự nhiên giúp cơ thể thư giãn giảm đau hiệu quả. Bạn cũng có thể đặt 1 chiếc gối nhỏ ở vùng dưới gối để giúp dây thần kinh tọa không bị kéo căng.
Nằm nghiêng:Nằm nghiêng, kẹp 1 chiếc gối nhỏ giữa 2 gối giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi đau thần kinh tọa.
Ngoài tư thế ngủ thì cần lưu ý người bị đau thần kinh tọa cần nằm trên nệm cứng để giúp tình trạng bệnh được cải thiện.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Cần giữ tư thế đúng để tránh tình trạng đau thần kinh tọa trầm trọng
2.1.3 Chườm nóng giảm đau thần kinh tọa
Nếu bị đau thần kinh tọa ở mức độ vừa phải bạn cũng có thể áp dụng cách chườm nóng. Chườm nóng sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn giúp giảm cảm giác đau nhức. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng túi chườm chuyên dụng để chườm. Mỗi lần chườm khoảng 30 phút và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
2.1.4 Đau dây thần kinh tọa điều trị bằng tắm nước ấm
Một cách giảm đau thần kinh tọa rất tốt và đơn giản đó là tắm nước ấm. Hơi nóng của nước sẽ giúp các cơ được thư giãn,giảm áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh. Tắm nước ấm cũng giúp mạch máu lưu thông tốt hơn từ đó giảm đau hiệu quả. Bạn có thể tắm nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc sử dụng bồn nước nóng.
2.1.5 Điều trị đau thần kinh tọa bằng bài tập tại nhà
Khi cơn đau thần kinh tọa đang dữ dội thì người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên khi cảm giác đau đã giảm thì việc tập thể dục đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả. Các bài tập người bị đau thần kinh tọa có thể tham khảo như sau:
Bài tập 1: Đầu tiên hãy đứng thẳng người sát với chân cầu thang. Sau đó đưa 1 chân lên bậc thang đầu tiên. Giữ nguyên chân sau đó từ từ đưa phần thân trên về phía trước kết hợp với hít thở sâu. Lưu ý giữ thẳng cột sống. Sau đó trở về trạng thái ban đầu và đổi chân thực hiện lại. Mỗi bên có thể tập khoảng 3 lần. Bài tập này sẽ giúp giải phóng áp lực cho dây thần kinh tọa và giảm đau.
Bài tập 2: Nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, chân duỗi thẳng. Vắt chân trái lên phần chân phải sao cho phần mắt cá chân gần với đầu gối phải. Sau đó dùng 2 tay giữ đù trái và đưa người cong về phía trước trong khoảng 20 – 30 giây và đổi bên.
Ngoài các bài tập cụ thể trên, người bị đau thần kinh tọa cũng có thể tập 1 số môn thể dục thể thao như đi bộ nhẹ nhàng, yoga để cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe. Cùng với đó người bệnh cũng cần chú ý đến tư thế ngồi đứng đi lại hàng ngày. Nên giữ tư thế thẳng tránh mang vác nặng… để giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa.
2. 2 Đau thần kinh tọa điều trị bằng phẫu thuật
Thông thường người bị đau thần kinh tọa sẽ giảm dần và hết sau khi dùng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi. Với những trường hợp đau thần kinh tọa trầm trọng và không giảm hoặc sau khi uống thuốc nghỉ ngơi trên 3 tháng vẫn không cải thiện thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Có 2 phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ đĩa đệm và phẫu thuật cắt bỏ cung sau hay còn được gọi là phẫu thuật mở ống sống.
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Để điều trị bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các yếu tố chèn ép dây thần kinh tọa như đĩa đệm bị thoát vị hoặc gai xương.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu uống thuốc gì giảm nhanh cơn đau hiệu quả?
Điều trị đau thần kinh tọa bằng phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ cung sau (phẫu thuật mở ống sống): Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành loại bỏ những lớp màng (là 1 phần của vòng xương bao quanh tủy sống) và các mô nào chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau.
Đau dây thần kinh tọa điều trị như thế nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người. Do vậy nếu cảm thấy các triệu chứng bất thường, hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.