Đau thần kinh tọa là bệnh lý thuộc cơ xương khớp rất phổ biến tại Việt Nam. Bệnh gây ra những cơn đau khó chịu và dai dẳng trên hầu hết các dây thần kinh. Từ lâu đau thần kinh tọa và cách chữa trị hiệu quả được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Đau thần kinh tọa và cách chữa trị hiệu quả nhất
1. Đau thần kinh tọa là đau ở đâu, đau như thế nào?
Đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, còn có tên gọi dây thần kinh hông to đi từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Cơ thể có hai dây thần kinh tọa hai bên hông. Thần kinh tọa có vai trò chức năng chi phối cảm giác vận động dinh dưỡng, nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa là biểu hiện cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa sẽ biểu hiện: đau cột sống thắt lưng, đau mặt ngoài đùi, đau cẳng chân, đau mắt cá chân, đau đến tận các ngón chân… Còn tùy vào vị trí tổn thương dây thần kinh tọa mà cơn đau và hướng lan sẽ khác nhau. Bệnh nhân có thể bị đau nhói, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội vô cùng khó chịu.
Đau dây thần kinh tọa và cách chữa trị hiệu quả được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu
2. Các biến chứng vô cùng nguy hiểm của đau thần kinh tọa
2.1. Đau thần kinh tọa dẫn đến bại liệt chi dưới
Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh nhân sẽ không còn khả năng đi lại, vận động. Mọi sinh hoạt cá nhân sẽ phải phụ thuộc người khác.
2.2. Teo cơ – biến chứng thường gặp ở người đau thần kinh tọa lâu năm
Những cơn đau khó chịu, có thể âm ỉ dai dẳng nhiều tháng nhiều năm gây ra tình trạng yếu liệt cơ. Do bệnh nhân bị đau, ngại vận động dần dẫn đến tình trạng teo cơ. Teo cơ khiến phần đùi, bắp chân nhỏ đi, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng và đi lại.
2.3. Khó kiểm soát trong bài tiết
Dây thần tọa tồn tại ở bàng quang. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiêu, tiểu. Đây là biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nảy sinh tâm lý tự ti, sợ hãi, lo lắng ở bệnh nhân.
2.4. Đau thần kinh tọa dẫn đến vẹo cột sống, cứng cột sống
Dưới sự tác động chèn ép của thần kinh tọa lên các rễ dây thần kinh. Căn nguyên từ bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị kịp thời gây ra tình trạng vẹo cột sống, cứng cột sống.
2.5. Rối loạn cương dương ở bệnh nhân nam bị đau thần kinh tọa
Do số lượng máu không cung cấp đủ cho dương vật cũng như chất lượng không đảm bảo. Dây thần kinh tọa chèn ép không nhận đủ kích thích để tạo cho dương vật cương cứng.
Đây là biến chứng nguy hiểm đối với cách mày râu, khiến cho bệnh nhân tự ti, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu của bệnh gì?
Liệt chi dưới – Biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh tọa
3. Đau thần kinh tọa và cách chữa trị hiệu quả nhất
3.1. Đau thần kinh tọa và cách chữa trị với trường hợp nhẹ và vừa
Với trường hợp đau thần kinh tọa thể nhẹ và vừa điều trị nội khoa là giải pháp ưu tiên.
Điều trị nội khoa tức bác sĩ sẽ thăm khám và kê thuốc điều trị. Các loại thuốc điều trị bao gồm thuốc giảm đau thần kinh, các loại thuốc chống viêm, vitamin bổ thần kinh… Đồng thời bệnh nhân cần kết hợp chế động nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp.
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh các tác động mạnh và đột ngột. Không được đứng hoặc ngồi quá lâu, nằm giường cứng.
3.2. Đau thần kinh tọa và cách chữa trị với trường hợp nặng
Điều trị ngoại khoa với các trường hợp đau thần kinh tọa liên quan đến cảm giác và vận động.
Khi điều trị nội qua không khả quan, những trường hợp đau thần kinh tọa bị chèn ép, teo cơ, liệt chi. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Trong trường hợp này, tùy theo tình trạng thoát vị, trượt cột sống… mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau.
Các phương pháp hiện nay đang được sử dụng như nội soi, sử dụng sóng cao tần, vi phẫu hoặc mỏ hở, làm vững cột sống.
Với những bệnh nhân đau thần kinh tọa gây chèn ép thần kinh nặng được chỉ định phương pháp làm cứng cột sống, nẹp vít cột sống.
3.3. Tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được áp dụng sau khi cơn đau cấp tính đau thần kinh tọa được cải thiện. Bác sĩ sẽ thiết kế cho bệnh nhân các bài tập phù hợp. Các bài tập về điều chỉnh tư thế, tăng cường cơ bắp, các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt ở chi dưới.
Bệnh nhân kết hợp đeo đai lưng nhằm tránh quá tải nên đĩa đệm cột sống.
>>>>>Xem thêm: Chứng hay quên: Cách nhận diện và cải thiện
Tập vật lý trị liệu với bác sĩ giúp giảm đau hiệu quả do đau thần kinh tọa gây ra
3.4. Phương pháp điều trị hỗ trợ khác khi bị đau thần kinh tọa
– Chườm nóng và tắm nước ấm: Phương pháp này giảm đau khá hiệu quả. Hơi nước nóng là yếu tố giúp mạch máu lưu thông dễ dàng. Từ đó giảm tình trạng co thắt các cơ và giảm áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh tọa. Tắm bằng nước ấm kết hợp một số loại tinh dầu như gừng, quế, bạc hà sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
– Chườm lạnh: Cùng với chườm nóng, chườm lạnh cũng có tác dụng giảm đau khá tốt. Sử dụng một túi đã bọc trong một túi chườm chuyên dụng, chườm lên chỗ đau mỗi lần 20 phút, mỗi ngày vài lần.
– Ngủ đúng tư thế: Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể bạn. Một tư thế ngủ đúng không những giúp bạn giảm đau mà còn phòng ngừa được một số tình trạng bệnh. Với người bị đau thần kinh tọa nên có tư thế ngủ như sau:
Tư thế ngủ nằm ngửa: Duy trì đường cong tự nhiên cột sống, các bộ phận cơ thể được thư giãn. Gối đầu bằng gối mỏng để đầu và cột sống cổ không bị gấp khúc quá nhiều.
Tư thế ngủ nằm nghiêng: Khi bị đau thần kinh tọa, bạn có thể nằm nghiêng sang bên ít đau hơn. Kẹp một gối mỏng ở hai bên đầu gối giúp phần chân trên được nâng đỡ.
Trên đây là những giải đáp đến từ chuyên gia hàng đầu cơ xương khớp về đau thần kinh tọa và cách điều trị hiệu quả nhất. Khi thấy có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về đau thần kinh tọa, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kịp thời thăm khám điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.