Đau thắt lưng ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến gặp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi. Để phòng ngừa và điều trị đau thắt lưng cho những người cao tuổi cần nắm rõ nguyên nhân
Bạn đang đọc: Đau thắt lưng ở người cao tuổi|Nguyên nhân,triệu chứng và điều trị
1. Khái quát chung về tình trạng đau thắt lưng ở người lớn tuổi
1.1 Khái niệm về tình trạng đau thắt lưng ở người bệnh cao tuổi
Đau thắt lưng hay hội chứng đau cột sống là những cơn đau ở vị trí dưới lưng và nằm giữa hai gai mào chậu ở chính giữa cột sống thắt lưng hoặc ở hai bên cột sống thắt lưng với những dấu hiệu như sau:
– Cử động nhỏ như ho, hắt hơi, thay đổi tư thế đều có thể dẫn tới đau đớn
– Đau đớn tăng lên khi vận động mạnh, vận động liên tục hoặc thay đổi thời tiết
Người bệnh có thể đau thắt lưng khi vận động mạnh hoặc thời tiết thay đổi
– Cơn đau dữ dội trong thời gian ngắn hoặc kéo dài trong một vài ngày, một vài tuần
– Ngoài đau đớn, người bệnh có thể đau nhức thắt lưng
– Sưng viêm ở lưng hoặc sốt
– Đau tê từ hông lưng xuống đến chân
– Khó tự chủ việc tiểu tiện.
1.2 Nguyên nhân gây đau thắt lưng ở người bệnh cao tuổi thường gặp
Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này có thể là các bệnh lý như: bệnh lý về cột sống(thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa), các bệnh lý khác(bong gân, sỏi thận…) hoặc một số yếu tố nguy cơ(chấn thương, sai tư thế…)
Đau thắt lưng thường có nguồn gốc từ cột sống thắt lưng, ngoài ra đau thắt lưng còn do các bệnh về xương khớp cột sống thắt lưng như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm liên đốt sống,hẹp đốt sống, trật đốt sống, hoặc do viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống do bệnh vảy nến, chứng loãng xương, áp-xe ngoài màng cứng.
Ngoài ra, chứng đau thắt lưng ở người lớn tuổi còn có thể do một số bệnh ở đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang, ứ nước bể thận.
Tìm hiểu thêm: Điều trị mỏi cổ tay cổ chân
Đau thắt lưng ở người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân
Đau thắt lưng ở người lớn tuổi cũng cần cảnh giác với bệnh dạ dày, tá tràng như viêm, loét, u, hẹp môn vị, thủng dạ dày, viêm túi mật.
Đau thắt lưng có thể là hệ quả của bệnh lý về hố chậu như đại tràng, bệnh của tiền liệt tuyến (nam giới) hoặc đôi khi do tâm lý (căng thẳng thần kinh).
Và những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây bệnh, đau thắt lưng do sai tư thế (đi, đứng, bưng bê, mang vác) ở người lớn tuổi hoặc do chấn thương.
2. Chẩn đoán bệnh từ chứng đau thắt lưng
Đau thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp. Vì vậy, để chẩn đoán bệnh cần kết hợp khám lâm sang với các kỹ thuật cận lâm sang như chụp X-quang với các tư thế thẳng, nghiêng,… Có thể chụp tủy cản quang để chẩn đoán lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm hoặc rách đĩa đệm, chụp cắt lớp vi tính (CT)- đây là kỹ thuật thăm dò không chảy máu, có giá trị trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, các khối u trong tủy, sự biến đổi của các dây chằng.
Ngoài ra, siêu âm ổ bụng, hố chậu, để xác định các bệnh thuộc hệ tiết niệu, sinh dục và có thể tiến hành các xét nghiệm máu để xem xét một số chỉ số cần thiết cho chẩn đoán bệnh.
3. Điều trị và phòng ngừa chứng đau thắt lưng ở người cao tuổi
Điều quan trọng nhất để loại bỏ tình trạng này là người bệnh cần đến các cơ sở y tế để có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, uy tín và đội ngũ bác sĩ cơ xương khớp giỏi để khám bệnh. Bệnh nhân cũng cần trình bày rõ những triệu chứng và giải đáp những câu hỏi của bác sĩ để có thể tìm giải pháp khắc phục phù hợp nhất. Đối với những trường hợp nhẹ như: đau do cảm cúm, sai tư thế, bưng bê vật nặng, chấn thương… thì có thể hồi phục nhanh. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khó khỏi hoặc không thể khỏi hẳn và bệnh nhân chỉ có thể ngăn chặn biến chứng bệnh.
Để làm giảm bớt chứng đau thắt lưng ở người lớn tuổi có thể sử dụng các biện pháp như: xoa bóp, châm cứu, lý liệu pháp hoặc uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, muốn điều trị đau thắt lưng cần khám chuyên khoa cơ xương khớp và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Gãy xương đùi: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị
Người bệnh khám cơ xương khớp tại Bệnh viện Thu Cúc TCI
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh cần chú ý tư thế trong sinh hoạt và vận động hàng ngày, giữ cho lưng thẳng, tránh bưng vác vật nặng, tránh cúi khom người. Cần điều trị các bệnh có liên quan đến đau thắt lưng một cách triệt để kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để không bị thiếu canxi gây loãng xương.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về chứng đau thắt lưng đối với người bệnh cao tuổi giúp người bệnh phòng ngừa từ sớm và có những xử lí kịp thời khi mắc phải tình trạng này. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nghiêm trọng và tăng dần theo thời gian thì người bệnh không nên tự điều trị mà hãy đến các cơ sở ty tế để được thăm khám và điều trị từ sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.