Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa rất hay gặp khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Nhiều người lo lắng tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng đau xương chậu khi mang thai nhé.
Theo các chuyên gia y tế, đau xương chậu khi mang thai không chỉ xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ mà tình trạng này còn xuất hiện ở 3 tháng giữa.

Bạn đang đọc: Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

Lý do mẹ bầu bị đau xương chậu 3 tháng giữa thai kỳ

Do thai nhi lớn dần

Khi mang thai, cơ thể sản xuất một loại hormone có tên là relaxin, khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra. Thai nhi lớn dần lên trong tử cung sẽ tăng áp lực cho xương chậu gây đau.

Mắc các bệnh lý xương khớp

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý ở xương khớp trước khi mang thai thì khi mang bầu cũng gặp phải tình trạng đau xương chậu.

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

Có nhiều yếu tố gây đau xương chậu khi mang thai

Đi đứng nhiều

Ở 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi phát triển to, mẹ bầu đi lại nhiều hoặc đứng lâu, thường gặp ở những người làm nghề tiếp thị, bán hàng… cũng gây đau nhức mỏi xương chậu

Sử dụng giầy cao gót

Nếu chị em không bỏ thói quen đi giày cao gót khi mang thai cũng sẽ gây đau xương chậu

Thiếu hụt canxi

Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần một lượng lớn canxi để nuôi thai nhi và tăng sự dẻo dai, cứng chắc cho xương. Tuy nhiên vì một lý do nào đó như chế độ ăn thiếu canxi, không uống viên canxi đều đặn có thể gây thiếu hụt canxi trong cơ thể. Việc thiếu canxi sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức xương khớp, đặc biệt là xương chậu.

Ảnh hưởng của đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa gây nhiều đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn không có hại cho thai nhi.

Mức độ đau có thể từ đau nhẹ cho tới nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được ở bất kì giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu can thiệp điều trị sớm, mẹ bầu sẽ có kết quả tốt. Vì thế khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau xương chậu khi mang thai ba tháng giữa sau đây, mẹ bầu nên đi kiểm tra ngay.

Tìm hiểu thêm: Hiện tượng viêm cột sống dính khớp đáng lo ngại

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa khiến chị em khó chịu, mệt mỏi

  • Đau ở khu vực mu, đau lưng, đau hông, đau ở vùng giữa hai chân, đau sâu trong đùi hoặc đau đầu gối.
  • Khó cử động hoặc có tiếng kêu khi vận động ở khu vực khung chậu.
  • Đau tăng khi vận động, đi lại hoặc làm việc
  • Đau nặng lên về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ

Đau xương chậu khi mang thai thường gặp ở những chị em:

  • Từng bị đau xương chậu trước khi mang thai
  • Từng bị chấn thương xương chậu
  • Từng bị đau xương chậu ở lần mang thai trước
  • Người thừa cân, béo phì

Đau xương chậu khi mang thai dù ở thời điểm nào cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Do đó việc đi khám và kiểm tra thai kỳ đều đặn sẽ giúp chị em nắm được tình trạng phát triển của thai nhi và có biện pháp xử trí đau xương chậu hiệu quả.

Mẹo giúp chị em giảm đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối

Ở 3 tháng giữa thai kỳ, cơ thể mẹ nặng nề hơn do thai nhi phát triển to dần,c hèn ép gây đau tức xương chậu nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, tránh ngồi 1 tư thế quá lâu
  • Đứng cân bằng, dồn lực đều về cả 2 chân
  • Giữ cơ thể thẳng, hoạt động vừa phải, vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức
  • Khi leo cầu thang cần bước từ từ, chân khỏe nhấc lên trước

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

>>>>>Xem thêm: Đau khớp cột sống cổ gáy lan ra phần tai, cổ trước

Chị em cần thay đổi tư thế ngồi, nằm để giảm đau xương chậu

  • Nằm ở tư thế ít đau nhất lúc đi ngủ
  • Sử dụng thêm gối ôm khi nằm
  • Thay đổi tư thế nằm, giữ hai đầu gối di chuyển cùng nhau
  • Hạn chế khom lưng, xoay người mang vác nặng
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin

Đau xương chậu có thể xuất hiện trong thời gian mang thai nhưng cũng có thể kéo dài tới sau sinh. Vì thế mẹ bầu cần theo dõi tình trạng sức khỏe và chú ý sinh hoạt, vận động để giảm đau hiệu quả. Nếu trường hợp đau nhiều với mức độ thường xuyên, chị em nên đi khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *