Đau xương chậu là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

Nhiều người hay gặp phải tình trạng đau xương chậu nhưng không biết đau xương chậu là bệnh gì và làm cách nào để trị khỏi. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc này.
Đau xương chậu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ở mọi đối tượng, lứa tuổi với những mức độ và tần suất đau khác nhau.

Bạn đang đọc: Đau xương chậu là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

Đau xương chậu là bệnh gì?

Đau xương chậu có thể cảnh báo các bệnh lý từ thông thường tới nghiêm trọng.

Đau xương chậu khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất 1 loại hormone khiến các dây chằng ở vùng chậu được giãn nở hết mức có thể. Lúc này kích thước thai nhi phát triển lớn dần sẽ chèn ép vào khung xương chậu, gây ra tình trạng đau mỏi. Tình trạng này có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu và gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đau xương chậu là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

Đau xương chậu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh khác nhau

Thời kỳ kinh nguyệt cũng gây đau xương chậu

Những cơn đau vùng chậu sẽ xuất hiện thời gian ngắn trong những ngày đèn đỏ. Lúc này, lượng máu kinh và dịch được phóng thích trong quá trình rụng trứng nên khiến chị em tức ở vùng kín hoặc khó chịu ở lưng, xương chậu.

Viêm ruột thừa

Việc viêm nhiễm ở vùng ruột thừa có thể gây đau bụng dưới, đau xương chậu. Khi mắc phải căn bệnh này người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn và nôn. Nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời có thể gây vỡ ruột thừa, nguy hiểm tới tính mạng.

Hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng đau xương chậu và vùng bụng, táo bón, tiêu chảy thường xuyên diễn ra là do hội chứng ruột kích thích. Đây là một loại bệnh mạn tính. Nếu không có biện pháp điều trị, bệnh tiến triển dai dẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hội chứng ống cổ tay

Đau xương chậu là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

Viêm xương chậu hoặc thoát vị đĩa đệm cũng gây đau xương chậu

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu hay viêm xương chậu cũng gây triệu chứng đau ở xương chậu. Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, chấn thương ở vùng xương chậu.Viêm vùng chậu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiến triển ngày càng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm, bạn cũng sẽ gặp phải những cơn đau lưng ở xương chậu, lưng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, làm việc.

Ngoài ra, đau xương chậu còn gặp phải khi mắc các bệnh lý như u xơ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, mang thai ngoài tử cung….

Làm thế nào để chữa đau xương chậu?

Đau xương chậu do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại bệnh, nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Chính vì thế, để có biện pháp điều trị đau xương chậu phù hợp, hiệu quả, người bệnh phải tới trực tiếp các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.

Đau xương chậu do mang thai hoặc tới kỳ kinh nguyệt

Trường hợp đau xương chậu do mang thai hoặc tới kỳ kinh nguyệt thường không cần điều trị và có thể tự khỏi. Tuy nhiên những cơn đau xương chậu có thể khiến chị em khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, chị em có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

Đau xương chậu là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Phương pháp phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có biện pháp khắc phục hợp lý

  • Chườm ấm vào vị trí đau: sử dụng túi chườm, đặt lên vị trí thường xuyên đau nhức ở khu vực xương chậu, hông… có thể giúp giảm đau hiệu quả.
  • Tránh sử dụng giày cao gót khi đi lại; hạn chế đi đứng nhiều
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi hoặc nằm yên 1 tư thế quá lâu
  • Lưu ý đứng cân bằng và dồn trọng lực về đều 2 chân
  • Sử dụng các thực phẩm giàu canxi, tốt cho xương khớp
  • Massage cơ thể để giúp tinh thần thoải mái, giảm đau nhức xương khớp
  • Ngâm mình trong nước ấm cũng giúp hỗ trợ giảm đau xương chậu hiệu quả.

Đau xương chậu do bệnh lý

Đối với những trường hợp đau xương chậu do mắc bệnh lý nào đó thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Người bệnh cần tới bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu để phát hiện chính xác bệnh. Tùy vào loại bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *