Đau xương mu có phải sắp sinh là điều được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Đây là hiện tượng thường xuất hiện ở những tháng cuối của thai kì.
Bạn đang đọc: Đau xương mu có phải sắp sinh? nhiều mẹ bầu quan tâm
1. Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải ở những tháng cuối của thai kì. Mức độ đau nhức ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có những mẹ bầu thậm chí không thể di chuyển được vì cơn đau xương mu quá trầm trọng.
Hiện tượng đau xương mu khi mang bầu là do thai nhi đang có xu hướng thúc xuống phía dưới âm đạo. Hơn nữa, trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cũng tiết ra một loại hormone khiến cho xương vùng chậu trở nên giãn nở hơn để sẵn sàng cho việc sinh nở.
Đau xương mu có phải sắp sinh?
Bên cạnh đó, khi mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi, điều này khiến đau khớp xương háng, xương mu trở nên yếu và thường đau nhức hơn.
Chính vì những nguyên nhân này mà hiện tượng đau xương mu khi mang thai là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Thực tế, đây chỉ là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi để sẵn sàng cho việc sinh nở.
Thông thường hiện tượng này sẽ biến mất sau khi thai nhi ổn định, hoàn toàn quay đầu xuống dưới. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị đau xương mu quá sớm thì cần tiến hành thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác.
2. Đau xương mu có phải sắp sinh?
Vì đây là dấu hiệu xảy ra ở những tháng cuối của thai kì, nên rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết đau xương mu có là dấu hiệu báo sinh không. Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu thay đổi về cơ thể của mẹ bầu đã sẵn sàng lâm bồn chứ chưa phải dấu hiệu báo sắp sinh.
Đôi khi, vì sự thay đổi vị trí, di chuyển và vận động của thai nhi trong bụng mẹ cũng sẽ gây ra những cơn đau xương mu cho mẹ bầu. Những cơn đau này sẽ có khoảng thời gian dài ngắn khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Thậm chí, một vài mẹ bầu còn không gặp phải những cơn đau xương mu khi mang bầu.
Tìm hiểu thêm: 3 điều cần biết về phương pháp đo loãng xương toàn thân
Đau xương mu là dấu hiệu cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi sẵn sàng cho quá trình sinh nở
Còn khi sắp sinh, mẹ bầu sẽ thấy bụng tụt xuống, chân trở nên phù nề, tiểu nhiều, xuất hiện cơn đau chuyển dạ, vỡ ối… Tuy nhiên, nếu cơn đau xương mua đến quá sớm hoặc trở nên trầm trọng và kéo dài, mẹ bầu có thể tới bệnh viện để thăm khám và được các bác sĩ tư vấn cách xử trí phù hợp.
Vì vậy nếu đang băn khoăn đau xương mu đã sắp sinh hay chưa thì mẹ bầu không nên quá lo lắng, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc lâm bồn sắp tới.
3. Cách xử trí bị đau xương mu khi mang thai
– Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
– Uống đủ nước. Bổ sung đủ canxi trong suốt thai kì, nhất là những tháng cuối.
– Nên vận động, tập thể dục nhẹ dàng, điều độ.
– Không ngồi, đứng hoặc nằm quá lâu một tư thế.
– Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Khám thai định kì để nắm được sự phát triển của thai nhi và phát hiện những bất thường nếu có trong thai kì.
>>>>>Xem thêm: Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Nếu hiện tượng đau xương mu đến sớm hoặc trở nên trầm trọng, mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám để được xử trí phù hợp
Nếu cơn đau xương mu khiến mẹ bầu quá đau nhức, khó chịu, mẹ bầu có thể trao đổi trong khi thăm khám thai định kì để được các bác sĩ tư vấn cách xử trí phù hợp.