Đau xương sườn khi mang thai làm sao để khắc phục?

Vào những thời điểm cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng đau âm ỉ hoặc dữ dội ở 2 bên sườn. Đau xương sườn khi mang thai có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Bạn đang đọc: Đau xương sườn khi mang thai làm sao để khắc phục?

Vì sao mẹ bầu bị đau xương sườn khi mang thai?

Đau xương sườn khi mang thai thường xuất hiện vào thời điểm cuối của thai kỳ. Mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau xương sườn phải.

Mức độ và tần suất của cơn đau xương sườn ở từng mẹ bầu cũng khác nhau. Có trường hợp đau âm ỉ, râm ran kéo dài, có khi đau dữ dội khiến mẹ bầu không thể chịu được.

Đau xương sườn khi mang thai làm sao để khắc phục?

Tình trạng đau xương sườn thường xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:

  • Thời gian mang thai, cơ thể mẹ sản sinh hormone relaxin. Dưới tác động của hormone này, dây chằng ở bụng và hông, dây chằng trong lồng ngực cũng căng ra. Lúc này mẹ bầu có thể cảm thấy được áp lực của bé trên lồng ngực của mình. Do phổi bị chèn ép nên giảm thể tích, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở kèm theo đau tức ngực, đau lan ra bên sườn.
  • Bà bầu đau xương sườn cũng là do áp lực từ phía bào thai. Cũng như do con yêu đạp mạnh vào khu vực sườn của mẹ. Bạn có thể cảm nhận được những cơn đau sườn rõ ràng khi ngồi, hoặc khi đẩy người về phía trước.

Cách giảm đau xương sườn khi mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh tuyệt đối không sử dụng thuốc điều trị. Các cơn đau xương khớp trong thời gian này cần phải được khắc phục bằng các biện pháp tự nhiên, hỗ trợ.

Mặc quần áo thoải mái

Những bộ quần áo ôm sát cơ thể sẽ khiến mẹ bầu khó chịu. Và làm những cơn đau ở thắt lưng, xương sườn tăng lên. Do đó khi mang bầu, đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ nên chọn các trang phục mềm mại, thoáng mát và rộng rãi.

Thay đổi tư thế

Khi ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía trước trong một thời gian dài, mẹ đã vô tình đẩy bé vào vùng không gian nhỏ hơn. Do đó tăng áp lực lên khung xương sườn và các cơ vùng bụng, ngực, gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Cách xác định gãy ngón tay

Đau xương sườn khi mang thai làm sao để khắc phục?

Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe khi bị đau xương sườn khi mang thai

Vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngồi ngả ra sau bất cứ khi nào có thể. Mẹ nên sử dụng một chiếc gối kê sau lưng để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn.

Tập thể dục

Với mẹ bầu ở những tháng cuối nên hạn chế hoạt động mạnh, vận động quá sức. Lúc này mẹ bầu nên chọn các động tác nhẹ nhàng, giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, giảm áp lực lên xương chậu, xương sườn.

Mẹ bầu nên đứng thẳng mặt đối diện với bức tường cách chân khoảng 40cm, đưa cánh tay lên trước mặt. Sau đó chống 2 tay vào tường. Từ từ kéo chúng lên cao, qua đầu, càng cao càng tốt. Động tác này kéo giãn xương sườn và cơ hoành trên tử cung giúp bạn dễ chịu hơn.

Sử dụng gối ôm dành cho thai phụ

Một chiếc gối ôm khi ngồi, nằm sẽ giúp cải thiện tình trạng mỏi, nhức, đau ở xương sườn và cơ thể. Mẹ có thể dùng gối để lót mình khi ngủ, đặt gối dưới hông, chỗ của thai nhi sẽ giúp loại bỏ những căng thẳng từ cơ và xương và giảm đau xương sườn.

Đau xương sườn khi mang thai làm sao để khắc phục?

>>>>>Xem thêm: Viêm cơ gáy là gì?

Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng kết hợp nghỉ ngơi, thay đổi tư thế phù hợp để giảm đau

Ngoài những biện pháp giảm đau xương sườn khi mang thai nêu trên, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa, ăn chậm…
  • Ngủ nằm nghiêng về bên nào bị đau sẽ làm giảm cơn đau bên đó.
  • Mát-xa nhẹ nhàng ở những vùng của cơn đau để làm thư giãn cơ
  • Đặt một túi đá vào chỗ đau và nâng cao tay trong suốt thời gian chườm lạnh cũng có thể giảm đau.

Nếu tình trạng đau xương sườn khi mang thai kéo dài với mức độ đau tăng dần lên ảnh hưởng tới sức khỏe thì mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng, xác định nguyên nhân gây đau. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *