Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa trong đó có đầy hơi, chướng bụng. Đây hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thụ chất dinh dưỡng và có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm khác.

Bạn đang đọc: Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, trẻ sơ bị sinh đầy hơi chướng bụng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng thường đi kèm với dấu hiệu chán ăn, bỏ bú, bú thường bị nôn trớ, bụng căng trướng và cứng hơn bình thường, khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc…

Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị đầy hơi chướng bụng.

Các nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh gồm:

-Không tiêu hóa được các loại protein trong sữa: Khi bé bú mẹ hoặc bú bình mà thường xuyên bị đầy hơi, có thể do cơ thể bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

-Quá tải đường lactose từ sữa mẹ: Nguyên nhân là do lượng men lactase trong cơ thể bé không đủ để tiêu hóa hết đường lactose bé dung nạp vào.

-Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ: Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, những gì mẹ ăn sẽ tác động trực tiếp đến bé. Nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng bé cũng sẽ dễ bị đầy hơi chướng bụng. Một số thực phẩm có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng nếu mẹ ăn nhiều gồm: Các loại đậu, bắp cải Bruxen, bắp cải, súp lơ và súp lơ xanh, yến mạch, quả bơ, đào, lê, cam, chanh, mận và mận khô…

-Do dụng cụ uống sữa của trẻ không đảm bảo vệ sinh…

Tìm hiểu thêm: Đo HRM chẩn đoán nguyên nhân nuốt vướng lâu ngày

Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh thường khiến cha mẹ lo lắng.

2. Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh nên xử trí như thế nào?

  • Cho bé bú đúng tư thế:

Cho trẻ bú đúng tư thế có thể hạn chế được việc trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng, nôn trớ cho trẻ. Khi cho trẻ bú, các mẹ cần  luôn chú ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên dễ dàng hơn cho việc ợ hơi loại bỏ khí dư. Nếu bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú.

Ợ hơi là phương pháp hữu hiệu giúp bé giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng. Sau khi cho bé bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà nên bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé và vỗ ợ hơi cho bé.

Đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày lưỡi trắng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Vỗ ợ hơi giúp giảm thiếu tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh.

  • Bổ sung men tiêu hóa hoặc thuốc chống đầy hơi theo chỉ định của bác sĩ:

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn cho con một loại men tiêu hóa thích hợp, hoặc một phương thuốc chống đầy hơi hiệu quả. Lưu ý, việc bổ sung thêm men hoặc thuốc giảm đầy hơi có thể sẽ không phát huy hiệu quả nếu bé bị quá tải lactose. Do đó, cha mẹ cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trong việc bổ sung men tiêu hóa hoặc thuốc cho con.

Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ hãy thử kiểm tra lại lượng nước con uống mỗi ngày. Uống thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân làm be bị đầy hơi. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé.

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sớm:

Khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng trong thời gian dài, nôn trớ nhiều, chán ăn, quấy khóc, chậm tăng cân…, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân và được tư vấn xử trí sớm, kịp thời và đúng cách.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số 1900 558892 hoặc hotline: 0936 388 288.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *