Đầy hơi có phải dấu hiệu mang thai?

Đầy hơi là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều chị em thắc mắc đầy hơi có phải là dấu hiệu mang thai hay không. Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.

Bạn đang đọc: Đầy hơi có phải dấu hiệu mang thai?

1. Đầy hơi là gì?

Đầy hơi là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột.

Đầy hơi có phải dấu hiệu mang thai?

Đầy hơi là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa

Các biểu hiện của đầy hơi bao gồm: ợ hơi nhiều lần, ợ chua, nóng rát vùng họng, có lúc buồn nôn hoặc nôn, bụng tức nặng ở phía trên, ậm ạch, khó chịu, đau râm ran, đi lại nặng nề, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo… Nặng hơn, có thể gây ra đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau khi ăn.

2. Đầy hơi có phải dấu hiệu mang thai?

Nhiều chị em, đặc biệt là phụ nữ chưa từng sinh nở thường thắc mắc liệu đầy hơi có phải dấu hiệu mang thai hay không. Đầy hơi là triệu chứng mà nhiều mẹ bầu thường gặp. Lý do bởi, khi mang thai, hormone nội tiết tăng cao làm cho cơ thắt giữa thực quản và dạ dày giãn ra làm cho bà bầu hay bị ợ nóng, đầy hơi. Tuy nhiên, không phải ai khi mang thai cũng bị đầy hơi và do đó, đây không được coi là triệu chứng đặc hiệu khi mang bầu. Các dấu hiệu mang thai khác mà chị em thường gặp là:

  • Trễ kinh
  • Buồn nôn, ốm nghén
  • Căng tức ngực, nhạy cảm vùng ngực
  • Chóng mặt, mệt mỏi

Tìm hiểu thêm: Điểm mặt 5 bệnh tiêu hóa phổ biến và dấu hiệu nhận biết

Đầy hơi có phải dấu hiệu mang thai?

Buồn nôn, mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng… là triệu chứng thường gặp của các bà bầu

  • Thèm ăn
  • Nhạy cảm với mùi
  • Thân nhiệt tăng
  • Táo bón

Các triệu chứng kể trên chỉ mang tính gợi ý. Để kết luận chính xác về tình trạng mang thai, chị em cần thăm khám trực tiếp và thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, siêu âm…

3. Đầy hơi là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác

Đầy hơi thường đi kèm với cảm giác chướng bụng. Đây có thể chỉ là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa do ăn uống (ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay, ăn một số loại thưc ăn hay gia vị dễ gây đầy hơi…) nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh như:

  • Rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật…).
  • Bệnh trào ngược thực quản: người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng,  nóng rát phía sau xương ức…

Đầy hơi có phải dấu hiệu mang thai?

>>>>>Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Đầy hơi, chướng bụng cũng là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, thực quản

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm…
  • Rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi. Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày…)
  • Viêm đại tràng co thắt (hội chứng viêm đại tràng kích thích)
  • Giảm nhu động ruột
  • Ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng…
  • Bệnh thuộc về hệ thống tâm thần – thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress…

Nếu đầy hơi, chướng bụng diễn ra thường xuyên và kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *