Đề phòng khi trẻ cho dị vật vào mũi

Trẻ cho dị vật vào mũi là tai nạn khá thường xuyên. Hiện tượng này có thể vô hại nếu cha mẹ phát hiện và xử lý sớm, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi dị vật mũi rơi xuống họng và thành dị vật đường thở. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, cha mẹ nên đề phòng tình huống này để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bạn đang đọc: Đề phòng khi trẻ cho dị vật vào mũi

1. Phát hiện tình huống trẻ cho cho dị vật vào trong mũi

Dị vật mũi là tình trạng có vật lạ bất thường xuất hiện trong mũi. Trong đó, mọi vật thể không thuộc cấu trúc mũi đều được cho là dị vật. Như vậy, dị vật mũi rất đa dạng. Đó có thể là thức ăn bị sặc lên mũi (gồm cả chất lỏng và chất rắn), có thể là các đồ vật trong đời sống hằng ngày như pin cúc, cúc áo, mảnh đồ chơi, viên bi, hạt đậu, … Cũng có thể, đó là các loại côn trùng chui vào mũi như ong, ruồi, gián, đỉa,…

Dị vật ở trong mũi có thể gây ra một số dấu hiệu đặc trưng, nhưng cũng có thể không có bất cứ biểu hiện gì. Điều này phụ thuộc vào vị trí cũng như hình dạng của dị vật. Khi trẻ cho dị vật vào mũi cũng thế, cha mẹ có thể khó phát hiện ra tình huống này.

Đề phòng khi trẻ cho dị vật vào mũi

Dị vật trong mũi trẻ là hiện tượng dễ thấy

Một số biểu hiện điển hình cha mẹ nên nghi ngờ trẻ bị dị vật mũi là:

1.1. Trẻ ngứa mũi, ngoáy mũi, dụi mũi

Thông thường, dị vật khi trong mũi sẽ phần nào đó khiến mũi có cảm giác lạ. Sự tác động của dị vật với mũi có thể khiến mũi cảm thấy kích ứng và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều đó khiến trẻ có dị vật trong mũi thường hay dụi mũi, ngoáy mũi. Cha mẹ có thể nghi ngờ trẻ bị dị vật mũi khi thấy con có tình trạng này. Ngoài ra, ngoáy mũi, dụi mũi cũng có thể là biểu hiện của tình trạng dị ứng hoặc bệnh mũi. Do đó, cha mẹ nên suy xét về nhiều tình huống có thể xảy, kiểm tra mũi con và cho con đi khám để an tâm sức khỏe của bé.

1.2. Trẻ có hiện tượng chảy dịch mũi

Khi dị vật vào trong mũi, phản ứng của niêm mạc với dị vật thường là tình trạng tiết dịch mũi bất thường ở vị trí cánh mũi có dị vật. Cha mẹ nên thử kiểm tra mũi cho con khi gặp hiện tượng này.

1.3. Trẻ bị tình trạng chảy máu mũi

Dị vật trong mũi có thể làm tổn thương, trầy xước niêm mạc mũi của trẻ và gây tình trạng như chảy máu mũi. Khi phát hiện ra tình trạng này, cha me nên sớm xử lý dị vật cho con, tránh tình trạng để lâu, vấn đề viêm nhiễm có thể lan rộng và biến chứng thành các bệnh viêm nhiễm hô hấp.

Tìm hiểu thêm: Cuốn mũi phì đại: nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Đề phòng khi trẻ cho dị vật vào mũi

Chảy máu mũi có thể là tình huống báo động dị vật ở mũi trẻ

1.4. Trẻ có biểu hiện thở rít hoặc hơi thở có tiếng

Dị vật choán đường thở thường gây ra tình trạng bất thường trong việc thở, mà biểu hiện dễ nhìn thấy nhất là tình trạng tiếng thở qua mũi có âm thanh.

Ngoài ra, nếu dị vật mũi rơi xuống họng thì có thể trở thành dị vật đường thở. Dị vật bít tắc đường thở hoặc gây áp xe các khu vực này sẽ gây khó khăn trong việc thở, khiến trẻ khó thở, bí thở và thậm chí là ngưng thở nhiều nguy hiểm.

1.5. Mũi trẻ có tình trạng nhiễm trùng

Dị vật trong mũi trẻ không được xử lý, để quá lâu có thể gây tình trạng nhiễm trùng, tắc nghẹt bên mũi. Thêm vào đó, nhiễm trùng có thể gây mủ, mùi hôi mũi hoặc khoang miệng. Cha mẹ cũng có thể dựa vào điều này để nghi ngờ trẻ có dị vật ở trong mũi.

2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị dị vật mũi?

Điều đầu tiên cha mẹ cần nhớ khi phát hiện dị vật mũi trẻ là: cố gắng bình tĩnh, không quát mắng trẻ, để trẻ bình tĩnh và xử lý tình huống.

2.1. Nếu dị vật trong mũi dễ lấy

Trong tình huống dị vật dễ lấy, không bị đâm sâu vào hốc mũi, cũng không quá lớn để choán hết cánh mũi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi đẩy dị vật.

Cần lưu ý rằng, khi dạy trẻ xì mũi, phải hướng dẫn trẻ lấy hơi bằng miệng và xì bằng đường mũi. Tránh tình trạng lấy hơi bằng mũi. Điều đó sẽ khiến dị vật bị hút vào trong sâu hơn, khó lấy hơn và nhiều nguy hiểm hơn.

2.2. Với các dị vật mũi đặc biệt

2.2.1. Dị vật mũi là côn trùng

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay để được xử lý đúng cách. Côn trùng có thể khiến mũi trẻ gặp nhiều vấn đề nếu chúng ta tác động trực tiếp và không có cách bất hoạt chúng. Do đó, nên cẩn trọng tình huống này.

Đề phòng khi trẻ cho dị vật vào mũi

>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm giúp trị hóc xương khẩn cấp

Đưa trẻ đi ;khám sớm để lấy dị vật mũi

2.2.2. Dị vật trong mũi trẻ là các loại pin, đồ điện tử, hóa chất

Cha mẹ lưu ý nếu con có dị vật mũi là pin cúc, nam châm hay Những đồ vật này cũng cần phải xử lý gắp khỏi mũi trẻ sớm để tránh tình trạng tạo ra các phản ứng hóa học hoặc phản ứng oxy hóa trong mũi trẻ.

2.2.3. Dị vật trong mũi trẻ là các đồ vật khác

Tùy từng trường hợp mà việc gắp dị vật trong mũi trẻ có thể cần gấp, cũng có thể chưa cần quá vội. Tuy nhiên, dị vật mũi có thể trở thành dị vật đường thở. Vì thế, nên sớm cho trẻ đến các cơ sở y tế điều trị gắp dị vật để có thể phòng ngừa tình huống dị vật đường thở cho trẻ.

3. Làm gì để tránh việc trẻ cho các dị vật vào mũi?

Cha mẹ nên chủ động ngăn ngừa tình trạng dị vật mũi trẻ bằng cách:

– Tránh cho trẻ chơi một mình với các đồ chơi nhỏ, mảnh cũng như trẻ chơi một mình mà không có người lớn theo dõi.

– Tránh tình trạng để trẻ vừa cười đùa, vừa ăn dễ bị sặc,

– Nên giáo dục trẻ nhận thức sự nguy hiểm khi nhét dị vật vào mũi.

– Đề phòng, kiểm tra mũi trẻ hằng ngày, đề phòng tình trạng dị vật mũi bỏ quên.

Có thể nói, trẻ cho dị vật vào mũi gây nhiều vấn đề xung quanh, thậm chí là có thể xảy những nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Chính vì thế, khi con bị dị vật, ba mẹ nên sớm cho con đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để khám và lấy dị vật. Tránh việc dị vật mũi con để lâu hoặc điều trị không đúng cách, gây tình huống nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *