Niềng răng chỉnh nha là một trong các biện pháp thẩm mỹ răng giúp có được một hàm răng đều đẹp như ý. Song thời gian thực hiện niềng răng chỉnh nha luôn là vấn đề mà ai cũng rất quan tâm. Vậy đeo niềng răng trong bao lâu thì được tháo? Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin hữu ích dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Bạn đang đọc: Đeo niềng răng trong bao lâu thì được tháo?
1. Đeo niềng răng trong bao lâu thì được tháo?
Đeo niềng răng trong bao lâu thì được tháo là điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm khi thực hiện chỉnh nha
Thời gian niềng răng của từng người rất khác nhau và về cơ bản chỉ khi thăm khám và đánh giá cấu trúc răng miệng, bác sĩ nha khoa mới có thể dự đoán chính xác khoảng thời gian thực hiện chỉnh nha của bạn.
Tuy nhiên, dựa theo số liệu thống kê từ các khách hàng đã thực hiện chỉnh nha, trung bình, một người thực hiện chỉnh nha do răng thưa hoặc răng hơi khấp khểnh có thời gian đeo niềng răng ngắn nhất từ 6 tháng tới 1 năm. Đối với các hàm răng hô, vẩu, hàm chen chúc thì thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài trong khoảng 2 đến 3 năm. Thời gian này sẽ có thể sẽ kéo dài hơn nữa nếu bạn bắt buộc phải nhổ bỏ răng trước khi thực hiện chỉnh hàm. Cụ thể, quá trình chỉnh nha sẽ diễn ra theo tiến trình sau:
– Giai đoạn định hình: đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình niềng răng. Theo đó, bằng dụng cụ niềng răng (mắc cài, hàm trong suốt,…) các răng sẽ dần được sắp xếp trở lại đều hơn. Để có thể định hình răng, nhiều trường hợp cần phải thực hiện nhổ bỏ một hoặc một số răng không cần thiết để các răng còn lại có thể sắp xếp vào đúng vị trí.
– Giai đoạn điều chỉnh trục răng: Sau khi định hình răng, hầu hết các răng đã được xếp đều và đúng vào các vị trí. Tuy nhiên hàm răng có thể sẽ bị hô, chính vì thế mà bác sĩ cần phải thực hiện điều chỉnh để cố định trục răng.
– Giai đoạn điều chỉnh khớp cắn: Không chỉ đều, đẹp mà hai hàm răng còn phải đúng khớp cắn để không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào khi thực hiện ăn nhai.
– Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn duy trì sự ổn định của hai hàm răng, người niềng răng sẽ được hẹn tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra hàm răng đã ổn định hay chưa. Quá trình niềng răng sẽ kết thúc khi bác sĩ đánh giá hàm răng đã hoàn toàn ổn định.
2. Sự khác biệt về thời gian đeo niềng răng của người lớn và trẻ em
Tìm hiểu thêm: Sưng lợi hàm trên răng cửa và những cảnh báo răng miệng
Trẻ em thường có thời gian chỉnh nha ngắn hơn người lớn
Với cùng một độ phức tạp của hàm răng thì trẻ em luôn có thời gian chỉnh nha ít hơn của người lớn. Điều này phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ thích nghi dưới lực tác động và tốc độ phục hồi của xương hàm. Ở trẻ em, cấu trúc hàm và răng đang trong quá trình trưởng thành, chính vì thế mọi quá trình tác động điều chỉnh hướng mọc đều rất dễ dàng. Ngược lại đối với người lớn, do các vị trí răng đã được cố định quá lâu dẫn đến việc điều chỉnh thường có tác động chậm hơn và cần thời gian lâu hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao các chuyên gia nha khoa thường khuyên nên thực hiện chỉnh nha càng sớm càng tốt, thời điểm có thể thực hiện niềng răng chỉnh nha là trước 35 tuổi và lý tưởng nhất là ở độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi, khi mà răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha
Bên cạnh yếu tố khả năng phục hồi của từng người, độ tuổi thực hiện niềng răng và tình trạng của răng thì thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: phương pháp niềng, quá trình vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và quá trình thực hiện niềng răng của mỗi người.
3.1. Phương pháp niềng răng
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp niềng răng lệch khớp cắn ưu việt
Niềng răng mắc cài là phương pháp mang lại hiệu quả niềng răng cao
Thời gian đeo niềng răng trong bao lâu phụ thuộc vào phương pháp niềng. Điều này hẳn làm nhiều người bất ngờ. Hiện nay, có hai phương pháp được áp dụng phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng hàm tháo lắp với những ưu và nhược điểm khác nhau. Với phương pháp dùng mắc cài, mặc dù yếu tố thẩm mỹ không được đẹp mắt song hiệu quả niềng đem lại rất tốt. Lực kéo của các mắc cài thường tốt hơn và duy trì đều hơn, mặc dù sẽ gây cảm giác đau hơn song người niềng răng bằng mắc cài thường có thời gian niềng ngắn hơn so với thực hiện bằng các phương pháp khác. Với niềng răng bằng hàm trong suốt Invisalign đảm bảo tính thẩm mỹ rất tốt tuy nhiên do thường xuyên dễ dàng tháo ra nên thời gian niềng sẽ kéo dài hơn.
3.2. Quá trình vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi niềng răng bởi trong suốt thời gian niềng răng nếu gặp bất cứ vấn đề nào về răng miệng như viêm lợi, sâu răng,… thì quá trình niềng răng lại bị chậm lại để điều trị. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ này, trước khi chỉnh nha bắt buộc hàm răng phải hoàn toàn khỏe mạnh và tốt nhất bạn phải giữ hàm răng khỏe mạnh trong suốt thời gian niềng. Một số vật dụng bạn có thể lưu tâm trong quá trình vệ sinh răng miệng là chỉ nha khoa, các loại bàn chải chuyên dụng cho răng niềng như tăm nước,…
3.3. Chế độ ăn uống
Khi niềng răng, cần hạn chế tối đa với đồ dai, cứng và các đồ quá cay, quá chua. Nguyên nhân bởi lúc này răng của bạn rất nhạy cảm, chính vì thế các đồ cay, chua có thể gây hại cho men răng, vùng lợi, còn các đồ dai cứng có thể sẽ phá hỏng toàn bộ nỗ lực niềng răng trước đó của bạn đấy.
3.4. Quá trình thực hiện niềng răng
Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới thời gian niềng răng. Khi niềng răng, mắc cài hay hàm niềng luôn phải thay đổi về độ siết, hướng siết theo từng giai đoạn để nắn chỉnh phù hợp đưa răng về đúng vị trí. Chính vì vậy, hãy theo sát lịch tái khám với bác sĩ để quá trình niềng răng được diễn ra liền mạch nhé.
Với thông tin trên đây, chắc rằng các bạn đã trả lời được cho câu hỏi đeo niềng răng trong bao lâu thì được tháo. Niềng răng đòi hỏi một sự chăm sóc răng miệng cực kỳ chu đáo, chính vì vậy khi đã lựa chọn để có một hàm răng đẹp bạn hãy kiên trì trong toàn bộ quá trình nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.