Đi đại tiện ra máu là triệu chứng bất thường về tiêu hóa không hề hiếm gặp. Nhiều người băn khoăn không biết đại tiện ra máu là bệnh gì và thường cảm thấy hoang mang, lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể nguyên nhân gây nên triệu chứng này.
Bạn đang đọc: Đi đại tiện ra máu là bệnh gì?
1. Đi đại tiện ra máu là bệnh gì?
1.1. Táo bón dẫn đến đi đại tiện ra máu
Người bị táo bón đại tiện ra máu đỏ tươi do phân khô cứng, vón thành cục lớn, khi dùng sức rặn để đầy phân ra ngoài có thể làm niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây chảy máu. Đại tiện ra máu do táo bón là triệu chứng không nguy hiểm, có thể tự khỏi nếu người bệnh bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và tăng cường vận động.
Đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu táo bón hoặc cảnh báo bệnh trĩ
1.2. Bệnh trĩ
Đại tiện ra máu tươi là biểu hiện điển hình của bệnh trĩ. Ở giai đoạn đầu máu chảy ít thường bám vào giấy vệ sinh những trường hợp bị nặng sẽ khiến máu từ hậu môn chảy thành từng giọt , thành tia, người bệnh còn có cảm giác ngứa, đau rát hậu môn.
Bệnh trĩ không khó điều trị nhưng dễ tái phát. Cách điều trị bệnh trĩ là cần triệt tiêu được hoàn toàn búi trĩ trả lại độ bền cho thành tĩnh mạch. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám và đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
1.3. Kẽ hậu môn bị viêm, nứt
Đối tượng hay bị táo bón dễ gặp phải hiện tượng này vì khi cố gắng rặn thì ống hậu môn bị sưng đỏ mọng, làm chảy máu ở kẽ hậu môn. Triệu chứng bạn có thể dễ phát hiện nhất là máu đỏ tươi, đau lưng hay vùng hậu môn ngay cả khi không đi đại tiện.
1.4. Polyp đại trực tràng
Trường hợp này bệnh nhân chỉ có triệu chứng duy nhất là đi ngoài ra máu tươi. Nếu lượng máu tươi ra quá nhiều khi đại tiện thì phải nghĩ ngay tới bệnh polip trực tràng hoặc đại tràng. Vì vậy khi gặp phải hiện tượng bất thường như trên cần đi thăm khám để bác sĩ chuyên khoa có cách điều trị phù hợp nhất.
1.5. Viêm loét đại trực tràng
Những người bị mắc bệnh viêm loét đại trực tràng ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu còn có các biểu hiện như đau bụng và một số người còn thấy có cả chất nhầy lần trong phân.
1.6. Ung thư đại tràng
Tìm hiểu thêm: Những món ăn tốt cho sức khỏe nam giới
Bệnh lý ung thư đại trực tràng có thể dẫn đến hiện tượng đại tiện ra máu tươi
Với những người bị ung thư đại tràng thì hiện tượng máu kèm theo khi đại tiện ít và thường dính theo phân.
1.7. Đi đại tiện ra máu do bệnh ung thư trực tràng
Là loại bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Những người bị mắc ung thư trực tràng sẽ có máu tươi chảy ra theo từng giọt hoặc từng tia khi đại tiện và hiện tượng chảy máu này thường xảy ra trong khoảng một thời gian dài.
2. Đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu là tình trạng không hiếm gặp, hầu như ai cũng trải qua ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp ít nguy hiểm như táo bón có thể tự khỏi nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp là các bệnh lý cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nếu không được điều trị sớm, tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn đến các hệ lụy như:
– Mất máu gây thiếu máu.
– Ảnh hưởng đến sinh hoạt, suy giảm chất lượng cuộc sống.
– Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
– Thể chất suy yếu, giảm sức đề kháng.
– Các bệnh lý như viêm đại trực tràng, polyp, ung thư đại trực tràng,… tiến triển có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
3. Đi đại tiện ra máu cần làm gì?
Để chữa trị được tình trạng đi đại tiện ra máu thì trước tiên người bệnh khi xuất hiện triệu chứng cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín để các bác sĩ tiến hành kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân gây nên triệu chứng từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị bệnh chính xác và hiệu quả.
Đi ngoài ra máu là bệnh lý liên quan đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó cần đi khám càng sớm càng tốt. Không nên chần chừ vì bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa cả đến tính mạng người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Tác hại của thiếu ngủ
Người bệnh cần thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân gây đại tiện ra máu và có hướng điều trị hiệu quả
4. Biện pháp phòng ngừa đại tiện ra máu
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung chất xơ để phòng ngừa táo bón.
– Uống đủ nước giúp hỗ trợ hoạt động trao đổi chất cũng như quá trình tiêu hóa.
– Hạn chế thực phẩm chiên xào, đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá.
– Ăn uống đúng giờ, điều độ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
– Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu.
– Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nhịn đi ngoài, không rặn mạnh khi đại tiện.
– Tăng cường các hoạt động thể chất, thường xuyên luyện tập thể dục – thể thao. Đây là thói quen tốt giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy nhu động ruột. Không nên ngồi quá lâu. Nếu đặc thù công việc đòi hỏi ngồi lâu một chỗ, bạn nên đi lại 3 – 5 phút sau mỗi 30 phút ngồi liên tục.
– Chủ động khám tiêu hóa định kỳ ngay cả khi không có các triệu chứng bất thường. Đồng thời nếu phát hiện tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Như vậy, bài viết đã giải đáp cho câu hỏi đi đại tiện ra máu là bệnh gì. Hiện tượng đi ngoài ra máu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hiệu quả, người bệnh cần thăm khám kịp thời với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.