Phụ nữ nghi ngờ khả năng có thai, ở thời gian đầu, khi phôi thai chưa phát triển rõ, chưa thể quan sát được qua phương pháp siêu âm thành bụng thông thường, phương án kiểm tra chính xác nhất là siêu âm đầu dò. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn lo lắng về việc khám đầu dò có hại không? Thai nhi liệu có bị ảnh hưởng hay không?
Bạn đang đọc: Đi khám thai, khám đầu dò có hại không? Ưu, nhược điểm ra sao?
1. Siêu âm, khám đầu dò là gì?
1.1. Về khám, siêu âm đầu dò
Siêu âm đầu dò sẽ được tiến hành qua vùng chậu của người phụ nữ, là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh chuyên sâu hơn so với phương pháp siêu âm qua thành bụng. Với phương pháp khám đầu dò, bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo, cổ tử cung và phần trong của âm đạo. Siêu âm đầu dò cũng được áp dụng rất nhiều trong chẩn đoán, sàng lọc các bệnh lý trước khi mang thai cho phụ nữ nhờ khả năng xác định được quá trình hình thành, thời gian rụng trứng, niêm mạc tử cung dày hay mỏng, có lợi cho việc làm tổ của phôi thai hay không.
Siêu âm đầu dò sẽ được tiến hành qua vùng chậu của người phụ nữ, cho kết quả hình ảnh chính xác hơn siêu âm qua thành bụng
Để thực hiện, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò siêu âm có bọc màng bảo vệ chuyên dụng vào trong ống âm đạo của người phụ nữ. Đầu dò này sẽ phát ra sóng âm cao tần để quan sát được một cách cụ thể, rõ nét nhất từng ngóc ngách bên trong. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường, những bệnh lý tồn tại bên trong cơ thể như ung thư cổ tử cung, u nang, u xơ tại tử cung, buồng trứng, viêm tắc tại vòi trứng, ống dẫn trứng,… Thậm chí, phương pháp này còn được sử dụng để chẩn đoán tình trạng sảy thai, thai lưu trong quá trình khám thai.
1.2. Nghi ngờ mang thai, chị em có nên siêu âm đầu dò không?
Đối với phụ nữ nghi ngờ có thai, thai dưới 5 tuần tuổi, việc siêu âm đầu dò là cần thiết bởi lúc này có thể xác định vị trí làm tổ của phôi thai, phôi thai phát triển như thế nào, liệu mẹ có bị chửa ngoài tử cung không,… Vì vậy, có thể nhận thấy việc siêu âm, khám đầu dò có ý nghĩa rất quan trọng đối với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ có tiền sử thai ngoài tử cung.
2. Siêu âm đầu dò có hại không? Có ưu, nhược điểm gì?
2.1. Giải đáp thắc mắc khám đầu dò có hại không?
Siêu âm đầu dò là giải pháp xác định vị trí, tình trạng làm tổ của phôi thai. Bởi vậy, có thể khẳng định phương pháp chẩn đoán hình ảnh này rất an toàn và phù hợp với thai phụ. Đầu dò được đưa vào âm đạo một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh việc làm tổn thương cơ quan sinh dục. Ngoài ra, đầu dò sẽ không được đưa vào sâu tử cung hay bên trong cổ tử cung, vì vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới thai nhi và cả mẹ bầu.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai: nguyên nhân, cách xử trí
Tiến hành khám đầu dò có hại không? Phương pháp này rất an toàn với mẹ và thai nhi
Nhiều trường hợp khi thai đã phát triển to, bác sĩ vẫn cần chỉ định thực hiện siêu âm đầu dò với mẹ bầu do nghi ngờ các vấn đề về cổ tử cung hay nguy cơ rau tiền đạo.
Phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu, nếu cần xác định rõ tình trạng phôi thai, đảm bảo thai làm tổ ở đúng vị trí phù hợp, việc siêu âm đầu dò nên được thực hiện từ tuần thứ 5. Bởi ở tuần thứ 2, thứ 3, phôi thai vẫn đang bắt đầu quá trình làm tổ, vị trí vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Ngoài ra, lúc này siêu âm đầu dò cũng không phù hợp vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định của phôi thai.
2.2. Những ưu điểm khiến mẹ bầu yên tâm hơn về việc khám đầu dò có hại không?
Nhiều sản phụ còn băn khoăn về việc khi nào thì nên siêu âm đầu dò âm đạo khi khám thai. Dưới đây là những trường hợp mà các mẹ nên lưu ý để thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo, quản lý thai kỳ tốt hơn.
– Khi cần kiểm tra, theo dõi nhịp tim của thai nhi, nhất là ở giai đoạn bắt đầu có tim thai.
– Cần kiểm tra các bất thường tại cổ tử cung để biết mẹ có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hay không.
– Nghi ngờ tình trạng nhau thai, đặc biệt là nhau tiền đạo.
– Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo bất thường trong quá trình mang thai.
– Chẩn đoán sớm nguy cơ sảy thai, thai có vấn đề bất thường khi khám thai.
– Xác nhận kết quả có thai hay chưa, thai đã vào tổ chưa, là thai đơn hay đa thai.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bọc răng sứ xong có niềng được không?
Siêu âm đầu dò có nhiều ưu điểm, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn tình trạng thai nhi, đặc biệt khi phôi thai mới hình thành trong tử cung
Vì vậy, có thể thấy phương pháp siêu âm đầu dò có rất nhiều ưu điểm:
– Giúp quan sát rõ những vùng mà bác sĩ khó quan sát được qua siêu âm thành bụng thông thường.
– Giúp phát hiện sớm những bất thường liên quan tới quá trình mang thai, sinh nở của mẹ.
– Giúp xác định những vấn đề bất thường về tim thai, nhau thai trong quá trình khám thai.
Tuy nhiên, để siêu âm đầu dò một cách hiệu quả, an toàn, các mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề khi quyết định lựa chọn cơ sở thực hiện cũng như trong quá trình tiến hành thực hiện.
3. Những lưu ý cần nhớ khi thực hiện siêu âm đầu dò trong quá trình khám thai
Tương tự phương pháp siêu âm thông thường, để siêu âm đầu dò được hiệu quả và an toàn, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Hạn chế uống nước trước khi siêu âm và cần đi tiểu trước để bàng quang rỗng, hỗ trợ siêu âm đem lại kết quả chính xác.
– Hít thở từ từ, thoải mái, thả lỏng trong quá trình siêu âm.
– Lựa chọn trang phục phù hợp khi đi khám thai, giúp quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi. Với chị em, tốt nhất nên mặc váy.
– Chỉ nên thực hiện kỹ thuật siêu âm đầu dò khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và không nên lạm dụng nhiều lần.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo.
– Lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín, có trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh, đảm bảo trang thiết bị và tay nghề của y bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
Đối với việc siêu âm, khám đầu dò, chị em nên chú trọng tiến hành đúng thời điểm, đúng theo chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Về câu hỏi khám đầu dò có hại không, tuy không gây hại nhưng theo bác sĩ chuyên khoa, việc khám đầu dò không nên thực hiện thường xuyên mà mẹ vẫn cần được theo dõi kết hợp với siêu âm thành bụng trong cả thai kỳ. Vì vậy, các mẹ hãy chú ý về vấn đề siêu âm, khám thai để việc quản lý thai thực sự đem lại hiệu quả nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.