Dị sản ruột dạ dày: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân

Dị sản ruột dạ dày được xem là giai đoạn tiền ung thư dạ dày. Bệnh nhân cần phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương và có hướng điều trị kịp thời.

1. Dị sản ruột dạ dày và cách nhận biết triệu chứng

1.1 Khái niệm dị sản ruột dạ dày

Dị sản ruột dạ dày là tình trạng một phần niêm mạc của dạ dày (lớp lót bên trong cùng) bị biến đổi gần giống như niêm mạc ruột.

Bệnh được xem là giai đoạn tiền ung thư dạ dày với tỷ lệ ung thư hóa hằng năm ở người là 0,25%. Sau 5 năm, tỷ lệ này có thể tiến triển đến 42% tùy nghiên cứu. Ở Mỹ, người ta thấy bệnh có ở 3-20% dân số, tỉ lệ này cao hơn ở nhóm người gốc châu Á.

Dị sản ruột dạ dày: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân

Dị sản ruột ở dạ dày là tình trạng tiếp theo của viêm teo dạ dày.

1.2 Triệu chứng dị sản ruột dạ dày ở người bệnh

Hầu hết trường hợp dị sản ruột dạ dày không gây triệu chứng mà được phát hiện thông qua nội soi và sinh thiết tế bào tìm bệnh khác. Những cảm nhận của người bệnh về căn bệnh này (nếu có) thường xuất phát từ ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh (ví dụ như vi khuẩn HP).

Do đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng giống nhiễm khuẩn HP dạ dày như: đau thượng vị, buồn nôn – nôn, ăn không ngon, sút cân đột ngột… cũng không thể chủ quan. Bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh lý gặp phải.

Một lưu ý khác là bệnh cũng có thể gây thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến tình trạng thiếu máu ác tính với các biểu hiện: chóng mặt, thiếu tỉnh táo, đánh trống ngực, ù tai, chân tay tê bì, khó khăn khi đi lại…

Trường hợp được chẩn đoán mắc dị sản ruột dạ dày, bệnh nhân sẽ được tư vấn hướng điều trị phù hợp, ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Sự kích thích của các tác nhân lên niêm mạc dạ dày trong thời gian dài là nguyên nhân gây dị sản ruột dạ dày, có thể kể đến:

– Vi khuẩn Hp: là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Loại vi khuẩn này có khả năng phá hủy lớp dịch nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến axit tấn công lớp niêm mạc gây tổn thương nặng nề.

– Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa hàm lượng lớn nicotin là chất độc phá hủy hệ tiêu hóa. Càng nhiều chất cortisol được sản sinh, viêm loét dạ dày càng nặng.

– Uống rượu bia: cũng là nguyên nhân khá phổ biến gây dị sản ruột dạ dày qua con đường làm tổn thương gen. Khả năng gây bệnh của rượu bia do tính chất cộng dồn các yếu tố gây ung thư.

– Trào ngược dịch mật: xảy ra khi mật – một chất lỏng có tác dụng tiêu hóa thức ăn được sản xuất tại gan trào ngược vào dạ dày, hầu họng và thực quản và làm tăng nguy cơ gây dị sản.

– Viêm niêm mạc dạ dày tự miễn: là tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày do xuất hiện kháng thể chống lại tế bào dạ dày, có thể dẫn đến phá hủy lớp niêm mạc. Hậu quả là thiếu máu, thiếu vitamin B12, gây dị sản ruột dạ dày.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh khác bao gồm: gen di truyền, tuổi tác, chế độ ăn không khoa học (nhiều dầu mỡ, gia vị, ít rau quả…)

3. Phương pháp chẩn đoán dị sản ruột dạ dày

Hiện nay có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh như nội soi, xét nghiệm vi khuẩn Hp và sinh thiết làm xét nghiệm tế bào. Ngoài ra xét nghiệm công thức máu để tìm bất thường cũng giúp củng cố chẩn đoán dị sản ruột dạ dày. Một số dấu hiệu có thể gợi ý tình trạng bệnh như: máu thiếu hụt pepsinogen, tăng nồng độ gastrin, giảm nồng độ vitamin B12…

Trong đó, nội soi được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hữu hiệu nhất. Phương pháp sử dụng một ống soi mềm, linh hoạt có gắn nguồn sáng và camera ở đầu ống, đưa vào dạ dày theo đường miệng hoặc đường mũi. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện chính xác vị trí, tình trạng tổn thương, đồng thời tiến hành sinh thiết xác định tính chất mô bệnh là lành tính hay ác tính.

Đặc biệt, tại Thu Cúc TCI, công nghệ nội soi dạ dày đại tràng cao cấp MCU được ứng dụng không chỉ giúp phát hiện tổn thương mà còn có thể điều trị loại bỏ tổ chức tiền ung thư ngay tại chỗ mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng.

Dị sản ruột dạ dày: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân

Tổn thương được loại bỏ ngay trong quá trình nội soi.

Tổn thương được loại bỏ ngay trong quá trình nội soi.

4. Điều trị dị sản ruột dạ dày như thế nào?

Bệnh ở giai đoạn sớm có thể điều trị nhằm hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư. Một số biện pháp được áp dụng bao gồm:

– Cắt hớt mạc EMR hoặc cắt tách dưới niêm mạc ESD thông qua nội soi dạ dày cao cấp MCU: Đây là công nghệ đang được áp dụng tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI, giúp phát hiện và điều trị tổn thương diễn tiến tới loạn sản độ cao (ung thư sớm) dạ dày đại tràng cho nhiều bệnh nhân.

– Điều trị nội khoa diệt vi khuẩn HP dạ dày (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ.

– Xây dựng lối sống lành mạnh: không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, nghỉ ngơi điều độ, tăng cường vận động, cải thiện chế độ ăn (giảm muối, mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi,…)

– Ý thức về nguy cơ của bệnh, có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ. Thông thường những tổn thương này nên được theo dõi qua nội soi 6 tháng – 1 năm/lần, đặc biệt với người trên 40 tuổi.

5. Chủ động phòng ngừa dị sản ruột dạ dày

– Ăn chín, uống sôi, chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến nhằm phòng ngừa vi khuẩn HP – nguyên nhân phổ biến của bệnh lý dạ dày. Đặc biệt lưu ý không sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người bệnh để tránh vi khuẩn lây lan.

– Không sử dụng rượu bia và hạn chế ăn các thực phẩm có tính kích thích (dầu mỡ, chua, cay, nóng…)

Dị sản ruột dạ dày: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân

Uống rượu bia làm tăng axit dạ dày nhanh chóng, khiến các tổn thương thêm trầm trọng.

– Người bệnh ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày cần đến cơ sở y tế thăm khám để Khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm dạ dày, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị ngăn bệnh tiến triển.

– Trường hợp bệnh đã tiến triển tới giai đoạn dị sản, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để sớm phát hiện tổn thương ung thư. Người bệnh cần có kế hoạch nội soi kiểm tra  tháng/ lần.

Nói tóm lại, dị sản ruột dạ dày là một dạng tổn thương tiền ung thư, cần quan tâm theo dõi. Vì tổn thương không gây ra triệu chứng nên người bệnh cần chủ động kiểm tra theo lời khuyên của bác sĩ. Dị sản không được kiểm soát có thể dẫn tới ung thư dạ dày.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *