Dị ứng là hiện tượng cơ thể có những phản ứng “bất thường” với các chất lạ khi các chất này xâm nhập cơ thể. Dị ứng có thể chỉ gây khó chịu cho người bệnh nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Dị ứng – không nên chủ quan gây khó chịu cho người bệnh
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch với các chất lạ được gọi là chất gây dị ứng.
1. Dị ứng được mô tả là:
A: Tình trạng hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt, ngứa họng
B: Là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với một chất lạ
C: Là phản ứng với vi rút cúm trong những tháng mùa xuân
Đáp án đúng là B. Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch với các chất lạ được gọi là chất gây dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể dẫn đến hắt hơi, ho, chảy nước mũi, và ngứa. Nhìn chung dị ứng chỉ gây khó chịu, nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Dị ứng có thể theo mùa nhưng cũng có thể liên quan với các bệnh mạn tính như hen suyễn hoặc viêm xoang.
2. Sốc phản vệ là phản ứng cơ bản trước một chất gây dị ứng?
Sai. Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với chất (dị nguyên) mà bạn bị dị ứng, ví dụ như: củ lạc, nọc độc khi bị ong đốt.
3. Viêm mũi dị ứng theo mùa là thuật ngữ y tế của chứng “sốt cỏ khô” (hay fever)?
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh á sừng bạn cần biết
Viêm mũi dị ứng có thể khiến người bệnh hắt hơi, ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Đúng. Viêm mũi dị ứng theo mùa là tên gọi khác của chứng “sốt cỏ khô”. Viêm mũi dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như hắt hơi, ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Triệu chứng nghiêm trọng nhất ở trẻ em và người lớn trong độ tuổi từ 30 – 40, mặc dù mức độ nghiêm trọng của triệu chứng thay đổi trong suốt cuộc đời của một người.
Ghi chú: sốt cỏ khô thường vào mùa xuân, hay mùa hè hoặc cả vào mùa thu (tùy theo vùng) do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô…
4. Các loại thuốc được sử dụng điều trị phản ứng dị ứng được gọi là?
A: Histamin
B: Các chất ức chế histamin
C: Thuốc kháng histamin
D: Antimetabolites
Đáp án đúng C. Loại thuốc được sử dụng điều trị để phản ứng dị ứng được gọi là thuốc kháng histamine. Thuốc kháng histamine giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng của dị ứng.
5. Dị ứng có thể gây ra viêm kết mạc?
Đúng. Dị ứng có thể gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ), căn bệnh phổ biến ở những người hay mắc các loại dị ứng như bệnh “sốt cỏ khô”, hen suyễn hay eczema. Phản ứng với các chất gây dị ứng phổ biến như phấn hoa, bụi, lông động vật, thuốc, mỹ phẩm… có thể dẫn đến viêm kết mạc dị ứng.
6. Phấn hoa của một số loại thực vật nhất định có thể gây dị ứng?
>>>>>Xem thêm: Tróc da tay thiếu chất gì? Tróc da tay phải làm sao?
Phấn hoa có thể dễ dàng bay vào mắt, mũi, phổi và bám vào da gây ra dị ứng.
Đúng. Khi phấn hoa được phát tán trong không khí, nó dễ dàng bay vào mắt, mũi, phổi và bám vào da gây ra dị ứng.
7. Những người bị bệnh celiac bị dị ứng với gluten?
Đúng. Những người mắc bệnh celiac bị dị ứng với gluten, một loại protein. Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn dịch mà ruột non bị hư hỏng, gây cản trở hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Người mắc bệnh này bị dị ứng với gluten và không thể hấp thụ được gluten có trong các sản phẩm như lúa mì, lúa mạch. Gluten được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm nhưng nó cũng có thể được tìm thấy trong thuốc, vitamin và son dưỡng môi.
8. Bệnh dị ứng được chẩn đoán như thế nào?
A: Thử sai với thuốc dị ứng
B: Xét nghiệm da và xét nghiệm máu
Đáp án đúng là B. Dị ứng được chẩn đoán qua xét nghiệm da và xét nghiệm máu. Xét nghiệm da được coi là chính xác nhất, nhưng cả hai loại xét nghiệm này đều có thể phát hiện sự nhạy cảm của một người với chất gây dị ứng phổ biến như phấn hoa, nấm mốc, bọ ve trong bụi, thuốc, thực phẩm, cao su, hoặc các chất khác. Các xét nghiệm dị ứng máu thường được sử dụng nhiều hơn nhưng nếu bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da nghiêm trọng hoặc đang sử dụng một loại thuốc có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra da, xét nghiệm da sẽ được thực hiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.