Dị vật trong tai trẻ – Phát hiện và xử lý đúng cách

Dị vật trong tai trẻ có thể xuất hiện khi trẻ nô đùa, cũng có thể do vô tình mà trẻ không hay biết. Do đó, ba mẹ cần chú ý để phát hiện đúng lúc và xử trí đúng cách khi trẻ không may gặp phải tình huống này.

1. Dị vật trong tai trẻ là gì?

Dị vật tai là tình huống có thể bắt gặp thường xuyên trong đời sống, và thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Đó là tình huống trong tai trẻ xuất hiện những dị vật với kích thước nhất định và gây ảnh hưởng đến trẻ. Những dị vật thường xuất hiện trong các tai nạn dị vật trong tai các bé như:

– Đồ chơi: Do trẻ nghịch ngợm hoặc vô thức cho đồ chơi vào tai.

– Bông y tế: Trẻ tự dùng bông ngoáy tai, hoặc ba mẹ vệ sinh tai cho trẻ và để lại bông trong tai bé.

– Nút tai nghe: Một số trường hợp trẻ dùng tai nghe và nút tai nghe không may bị mắc lại.

– Các loại hạt: Từ tai nạn vô tình khi chơi, khi sinh hoạt hoặc do chủ động từ trẻ. Cá hạt dễ trong tai: hạt thóc, hạt gạo, hạt đậu,…

– Côn trùng: Côn trùng chui vào tai trẻ. Có thể trong lúc ngủ hoặc khi trẻ đang thức.

Dị vật bị mắc kẹt thường ở khu vực giữa ống tai ngoài và ống tai xương. Một số có thể ở vị trí sâu hơn. Nếu không xử lý đúng cách, dị vật sẽ lấn sâu vào bên trong, khó lấy hơn và có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận và chức năng trong tai.

Dị vật trong tai trẻ – Phát hiện và xử lý đúng cách

Hình ảnh minh họa dị vật trong tai

2. Cách nhận biết dị vật ở tai trẻ.

Với mỗi độ tuổi, việc nhận ra dị vật có trong tai trẻ cũng có sự khác biệt. Với các trẻ đã lớn, trẻ có thể nhận thức được vấn đề và thông báo với ba mẹ vấn đề đang gặp phải của mình. Còn với những bé còn chưa thể giao tiếp, việc nhận biết dị vật tai có thể gặp nhiều khó khăn nếu dị vật nhỏ và đã không thể nhìn từ bên ngoài.

2.1. Với trẻ nhỏ chưa biết nói

Hãy chú ý khi trẻ có những biểu hiện như:

– Khó chịu ở tai. Trẻ có thể biểu hiện bằng việc nói, hoặc thường đưa tay vày vò tai, sờ tai,…

– Nghe kém. Khi dị vật chặn ống tai, hoặc dị vật gây ù tai, thủng màng nhĩ, trẻ thường có biểu hiểu hiện nghe kém.

– Trẻ khó nhiều. Việc trẻ khóc có nhiều nguyên nhân. Khi bị dị vật tai, do khó chịu, do côn trùng cắn, hoạt động, trẻ chưa biết nói chỉ có thể phản ứng bằng việc khóc. Do đó, khi trẻ khóc, hãy kiểm tra mọi vấn đề, trong đó có cả việc nghi ngờ dị vật đang trong tai trẻ.

– Tai trẻ chảy máu. Với một số tình huống dị vật sắc nhọn gây thủng màng nhĩ hoặc côn trùng cắn, trẻ có thể bị chảy máu tai.

– Trẻ mệt và buồn nôn trớ.

2.2. Với trẻ đã lớn

Với các trẻ đã lớn, cần nghĩ đến trường hợp trẻ bị dị vật tai nếu ba mẹ khai thác thấy con xuất hiện những biểu hiện như:

– Chắc chắn hoặc cảm giác có vật trong tai

– Ù tai

– Đau, nhức trong tai

– Trong tai có âm thanh lạ.

– Da ngứa đỏ

– Chảy máu tai

– Mệt mỏi, buồn nôn.

Trước tiên, ba mẹ thử kiểm tra bằng mắt xem, dị vật có ở khu vực dễ nhìn thấy không. Ngay cả khi không nhìn thấy dị vật mà trẻ vẫn có những biểu hiện trên, thì ba mẹ vẫn nên nhờ bác sĩ tai mũi họng xem xét, kiểm tra để có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe của con.

Dị vật trong tai trẻ – Phát hiện và xử lý đúng cách

Trẻ bị dị vật trong tai thường đau, khó chịu

3. Xử trí đúng cách khi trẻ bị dị vật tai

3.1. Nguyên tắc khi chữa dị vật khỏi tai trẻ

Khi trẻ bị dị vật tai, ba mẹ cần nhớ những nguyên tắc sau đây:

– Kiểm tra, xác định vị trí của dị vật và tình trạng của tai trước khi tự gắp hay tự lấy dị vật tại nhà.

– Không sử dụng phương pháp bơm nước lấy dị vật khi nghi ngờ hoặc phát hiện tại bị thủng màng nhĩ.

– Không dùng bông hoặc dùng tay ngoáy để lấy dị vật. Điều này có thể khiến dị vật càng bị đẩy vào tai trong và gây khó khăn cho việc điều trị sau đó.

– Với dị vật là đồ ăn hoặc đồ có thể nở khi gặp nước, không dùng biện pháp bơm nước rửa trôi dị vật.

– Không tự ý dùng thuốc nhỏ tai khi chưa xác định được dị vật trong tai là gì.

– Thăm khám để xác định tổn thương và viêm nhiễm cần loại bỏ sau khi gắp dị vật.

3.2 Các cách lấy dị vật tai

Những cách lấy dị vật tai thường được sử dụng là:

– Dùng nước bơm rửa để dị vật trôi ra ngoài.

– Dùng kẹp gắp dị vật.

– Dùng dụng cụ có đầu móc để móc dị vật.

– Dùng ống hút để hút dị vật.

Trong khi đó, những trường hợp dị vật lớn, kẹt cứng hoặc sâu trong ống tai sẽ cần đến những phương pháp gây mê hoặc gây tê để lấy dị vật. Những tình huống chảy máu tai, thủng màng nhĩ hay viêm tai khi bị dị vật nên nhờ các chuyên gia Tai Mũi Họng xử lý phù hợp. Bởi, những trường hợp này khi tự điều trị có thể xảy ra nhiều nguy cơ như: viêm nhiễm nặng, biến chứng viêm tai giữa, điếc tai,…

Ngoài ra, với những ca khó, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để lấy dị vật. Chính vì thế, gia đình có con nhỏ bị dị vật tai, nếu không thể tự lấy dị vật giúp trẻ, hãy mang trẻ đến các cơ sở y tế được hỗ trợ nhanh chóng và có phương pháp lấy dị vật tai phù hợp, an toàn.

Dị vật trong tai trẻ – Phát hiện và xử lý đúng cách

Thăm khám để xác định và lấy dị vật khỏi tai trẻ

3.3. Phòng tránh dị vật tai cho trẻ đúng cách

Dị vật tai hầu như không gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người, nhưng lại mang nhiều phiền toái và các nguy cơ ảnh hưởng đến thính lực cũng như sức khỏe của tai. Chính vì thế, cần có những biện pháp phòng tránh cụ thể, thiết thực:

– Dạy trẻ về tầm nguy hiểm của vấn đề dị vật tai. Từ đó, để trẻ tự ý thức không làm các hành vi có thể làm dị vật tai cũng như thông báo sớm với cha mẹ khi nghi ngờ tình trạng này.

– Coi sóc trẻ cần thận. Tránh việc trẻ nhét đồ chơi, đồ ăn lên tai.

– Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, giường màn để tránh côn trùng làm tổ và có thể chui vào tai.

– Không ngủ dưới sàn nhà hay các nơi ẩm thấp.

– Khi làm sạch ống tai, không sử dụng các vật dụng dễ để lại đồ trong tai như bông, tăm,…

Dị vật trong tai trẻ có thể được giải quyết nhanh, nhưng cũng có thể cần nhờ đến các chuyên gia y tế để giải quyết. Cha mẹ cũng cần chú ý kiểm tra tình trạng tổn thương, viêm nhiễm trong tai con có thể xảy ra do dị vật gây để an tâm sức khỏe và bảo vệ cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *