Dị vật vào mũi trẻ: nguyên nhân và cách xử trí an toàn, hiệu quả

Dị vật vào mũi trẻ là tình huống rất dễ gặp phải, nhất là với các bé từ 1 – 7 tuổi. Với trường hợp này, trẻ mắc dị vật trong mũi cần được phụ huynh phát hiện và hỗ trợ xử lý loại bỏ dị vật kịp thời. Mục đích để tránh trường hợp dị vật bị đẩy vào sâu hơn, vừa khó lấy vừa có thể gây tổn thương cho mũi cho trẻ. Nguy hiểm hơn, dị vật trong mũi còn có thể gây tắc nghẽn đường thở, khiến bé bị tử vong.

Bạn đang đọc: Dị vật vào mũi trẻ: nguyên nhân và cách xử trí an toàn, hiệu quả

1. Nguyên nhân gây dị vật mắc vào trong mũi trẻ

Dị vật vào mũi trẻ: nguyên nhân và cách xử trí an toàn, hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mắc dị vật vào mũi

 Trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên bắt đầu biết đi và có khả năng cầm, nắm, nhặt đồ. So với những trẻ khác, bé từ 1 – 7 tuổi rất hiếu động, tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh nhưng chưa thể kiểm soát hành vi của bản thân. Chính điều này khiến bé hay bị dị vật vào mũi.

Thường thì trẻ nhỏ bị mắc vào mũi do 2 nguyên nhân chính sau:

– Bé tự nhét dị vật vào mũi. Điều này có thể là do bé nghịch ngợm, hoặc cũng có thể do bé quá ham chơi đã vô thức tự nhét dị vật vào mũi và sau đó bỏ quên luôn dị vật trong mũi.

– Bé bị bạn bè nhét dị vật vào mũi trong lúc đang cùng nhau chơi đùa.

2. Những dị vật trong mũi trẻ thường gặp

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các dị vật bị mắc trong mũi trẻ thường được chia làm 3 loại chính:

– Dị vật vô cơ: Là những dị vật có chất liệu từ nhựa hay kim loại, ví dụ như mẩu đồ chơi nhỏ của trẻ, miếng ni lông…

– Dị vật hữu cơ: Là những dị vật có bản chất hữu cơ, ví dụ như đồ ăn, khăn giấy, các loại hạt, viên thuốc…

– Dị vật là pin nút áo: pin đồng hồ, pin của máy trợ thành… Tuy hiếm gặp nhưng vẫn có một số trẻ bị mắc dị vật này.

Trong số các loại dị vật kể trên, pin nút áo là dị vật nguy hiểm nhất, có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới mũi trẻ nếu sau 4 giờ không được loại bỏ. Do đó, các phụ huynh cần hết sức cẩn thận, nên để các vật dụng có chứa pin nút áo ở xa tầm tay của trẻ.

3. Những nguy hiểm trẻ có thể gặp khi bị dị vật vào mũi

Có nhiều trường hợp trẻ mắc dị vật trong mũi không xảy ra các triệu chứng bất thường. Thế nhưng, dị vật trong mũi trẻ vẫn cần được phát hiện và loại bỏ càng sớm càng tốt. Nếu không, dị vật trong mũi bé có thể gây nhiễm trùng tại chỗ và gây ra các biến chứng nghiêm trọng:

– Dị vật trong mũi trẻ có thể đi xuống miệng và được bé nuốt trôi vào ruột, dẫn tới nhiễm trùng đường ruột;

– Dị vật trong mũi trẻ có thể rơi xuống đường thở và trở thành dị vật đường thở, tiềm ẩn nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở, thậm chí tử vong ở trẻ;

– Dị vật trong mũi trẻ bị bỏ quên lâu ngày có thể gây ra ra biến chứng viêm mũi xoang, viêm tai giữa cấp…

4. Cách xử trí dị vật vào mũi trẻ

Trẻ mắc dị vật trong mũi nếu thấy khó chịu có thể sẽ chủ động nói với bố mẹ, người chăm sóc. Thế nhưng với các bé nhỏ chưa biết nói hay vì sợ không dám nói, phụ huynh có thể quan, nghi ngờ trẻ bị dị vật trong mũi qua những dấu hiệu như: bé bị ngứa mũi, nghẹt mũi hay đau mũi chỉ 1 bên, sốt… Trường hợp nghi ngờ có dị vật vào mũi trẻ,bố mẹ hãy xử lý bình tĩnh, nhẹ nhàng.

4.1. Xử trí loại bỏ dị vật trong mũi trẻ tại nhà

Tìm hiểu thêm: Coi chừng tình huống trẻ ăn dặm bị hóc xương cá

Dị vật vào mũi trẻ: nguyên nhân và cách xử trí an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách để loại bỏ dị vật mũi tại nhà

Đầu tiên, khi quan sát thấy trẻ có biểu hiện bất thường, nghi mắc dị vật trong mũi, phụ huynh hãy hỏi han con nhẹ nhàng để xem bé có nhét hay bị bạn nhét dị vật vào mũi hay không. Lưu ý rằng, với trường này, phụ huynh không nên to tiếng hay quát mắng trẻ, vì có thể khiến bé bị sợ, có nguy cơ đẩy dị vật vào sâu hơn, khó lấy hơn.

Tiếp theo, phụ huynh có thể kiểm tra mũi con xem có thấy dị vật bị mắc nên trong hay không. Nếu có thấy, phụ huynh có thế giúp con loại bỏ dị vật trong mũi theo cách sau:

– Bịt 1 bên mũi không có dị vật của trẻ lại và hướng dẫn bé xì mạnh;

– Tiếp tục cho bé xì mũi thêm vài lần, nếu lần xì đầu tiên chưa đẩy được dị vật ra.

Lưu ý, phụ huynh cần hướng dẫn bé xì mũi đúng, xì mạnh nhưng không được hít mạnh trở lại ngay sau khi xì mũi. Lý do là vì hành động hít mạnh trở lại của bé có thể khiến dị vật bị đẩy vào sâu hơn.

Thường thì cách xì mũi này chỉ hiệu quả với trường hợp dị vật trong mũi trẻ nằm ở ngay bên ngoài, ở vị trí dễ thấy và dễ loại bỏ ra ngoài.

4.2. Cho trẻ đến viện để loại bỏ dị vật

Dị vật vào mũi trẻ: nguyên nhân và cách xử trí an toàn, hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để cải thiện bệnh hiệu quả

Cho trẻ tới viện khám để được bác sĩ hỗ trợ loại bỏ dị vật mũi

Nếu cách xì mũi để loại bỏ dị vật trong mũi trẻ không thành công, phụ huynh nên cho con đến viện khám để được bác sĩ chuyên khoa trợ giúp. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên sớm cho trẻ bị dị vật vào mũi đến viện khám nếu thuộc trường hợp dưới đây:

– Dị vật ở vị trí khó thấy, khó lấy. Phụ huynh không nên cố giúp con loại bỏ dị vật vì có thể gây tổn thương mũi của trẻ.

– Kiểm tra không thấy dị vật nhưng bé kêu khó chịu và xuất hiện một số triệu chứng nghi mắc dị vật vào mũi.

– Dị vật trong mũi bị di chuyển xuống họng khiến bé gặp khó khăn trong việc hít thở.

– Dị vật trong mũi rồi bị bé nuốt vào là pin.

– Dị vật có khả năng sẽ trương phòng nên trong điều kiện nhiều ẩm, trường hợp này tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt thở ở trẻ nên cần loại bỏ dị vật càng sớm càng tốt.

Khi đưa trẻ đến viện khám và loại bỏ dị vật, phụ huynh nên ưu tiên chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa tai mũi họng như Thu Cúc TCI. Mục đích là để bé được bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và hỗ trợ gắp bỏ dị vật ra khỏi mũi. Trường hợp dị vật trong mũi bé di chuyển xuống bộ phận khác, trẻ sẽ được bác sĩ cho tiến hành các kiểm tra, siêu âm cần thiết để xác định vị trí của dị vật và nhanh chóng loại bỏ ra khỏi cơ thể bé.

Trên đây, bài viết đã hướng dẫn chi tiết tới quý phụ huynh và bạn đọc nguyên nhân, cách xử trí an toàn, hiệu quả với trường hợp dị vật vào mũi trẻ. Nếu còn thắc mắc gì thêm, quý phụ huynh và bạn đọc hãy liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp ngay nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *