Dịch cúm A H5N1 ở người và cách phòng chống hiệu quả

Khởi phát từ các loại gia cầm, tuy nhiên dịch cúm A H5N1 nhanh chóng biến chủng, lây lan sang người và tạo thành các ổ dịch lớn trên toàn cầu với số ca nhập viện và tử vong lên tới hàng nghìn người. Vì thế, cúm A H5N1 được liệt vào danh sách những đại dịch nguy hiểm mà chúng ta cần nâng cao cảnh giác.

Bạn đang đọc: Dịch cúm A H5N1 ở người và cách phòng chống hiệu quả

1. Tìm hiểu về dịch bệnh cúm A H5N1

Theo báo cáo thì ca mắc cúm gia cầm H5N1 xuất hiện đầu tiên vào năm 2003, lây lan tại 15 quốc gia với hơn 600 người mắc bệnh. Ngay sau khi xuất hiện, biến chủng virus cúm này đã nhanh chóng biến đổi thành một chủng có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao và một vài quốc gia trên thế giới đã đưa ra báo động đỏ về tình trạng số người mắc tăng lên nhanh chóng.

Cúm A H5N1 khi lây sang người được xác định là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm. Bệnh do virus cúm type A, chủng H5N1 và thuộc họ Orthomyxoviridae gây nên. Và trong tất cả các loại cúm mùa thì cúm A là loại cúm nguy hiểm nhất, khi bệnh có thể mắc ở mọi đối tượng và gây ra những biến chứng trong thời gian khá ngắn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Con đường lây nhiễm phổ biến và cũng dễ dàng nhất đó chính là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm đang mắc bệnh. Chỉ cần vô tình khi chăm sóc gia cầm, vận chuyển hay giết mổ thì người chăn nuôi hoàn toàn có thể bị lây nhiễm virus A H5N1. Bên cạnh lây nhiễm trực tiếp thì việc chúng ta ăn các loại thực phẩm tái, chưa chín kỹ cũng là một mối nguy có thể ảnh hưởng sức khỏe.

Ngoài 2 nguy cơ trên, con đường cuối cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chính là qua không khí. Cụ thể là những giọt bắn nước bọt li ti từ các hoạt động như ho, hắt hơi, nói chuyện nếu vô tình trong nước bọt hoặc dịch tiết người đối diện có virus thì sẽ vô tình làm các giọt bắn văng vào người đối diện, từ đó bệnh sẽ lây truyền rất nhanh.

Dịch cúm A H5N1 ở người và cách phòng chống hiệu quả

Dịch cúm A H5N1 được xác định là bắt nguồn từ gia cầm sau đó lây lan sang người

2. Những cách phòng chống dịch cúm A H5N1 hiệu quả

Để có thể phòng tránh virus cúm A hiệu quả, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo với người dân như sau:

– Không giết mổ, vận chuyển gia cầm chết: Nguy cơ bị bệnh cao nhất là khi tiếp xúc hoặc gia cầm nhiễm bệnh. Do vậy, đối với những gia cầm chết không tự ý giết mổ mà cần tiêu hủy theo đúng quy định của chính quyền. Bên cạnh đó người dân cũng không nên vận chuyển, mua bán động vật, gia cầm không rõ nguồn gốc.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Giữ vệ sinh là khâu vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống dịch cúm A, vì thế sau khi tiếp xúc với động vật hoặc bất cứ vật dụng gì người bệnh nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Đối với gia đình chăn nuôi, khu ở của gia cầm, gia súc cần vệ sinh thường xuyên, không để chất thải đọng lại có nguy cơ phát sinh bệnh tật.

– Ăn chín uống sôi: Không chỉ riêng cúm A mà rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cũng bắt nguồn từ thói quen ăn đồ sống hoặc tái. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, không nên ăn tái, sống đặc biệt là các loại trứng gia cầm trần.

– Thăm khám kịp thời: Khi cơ thể có những dấu hiệu như sốt cao đột ngột, đau đầu, đau họng, mỏi người, ho khan kéo dài… thì cần tới các cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng sức khỏe. Bởi những vấn đề trên thường là dấu hiệu của bệnh cúm A ở người. Việc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ lây lan ra cộng đồng và mang tới kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Cần lưu ý rằng, trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người có sức đề kháng yếu thường là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A nhất. Do sức đề kháng đang bị suy giảm, virus dễ dàng tấn công và gây bệnh hơn. Vì thế người bệnh cần tránh xa nguồn lây để giảm tỷ lệ mắc bệnh ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, thời điểm giao mùa thu đông cũng là lúc cúm A phát triển mạnh nhất, do vậy trong thời điểm này người bệnh cần nâng cao ý thức phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Tìm hiểu thêm: SAI LẦM khi điều trị táo bón ở trẻ em khiến bệnh nặng hơn

Dịch cúm A H5N1 ở người và cách phòng chống hiệu quả

Trẻ nhỏ thường được xác định là đối tượng có nguy cơ cao mắc virus cúm A nhất

3. Mắc cúm A/H5N1 có nguy hiểm không?

‎Dựa trên những kết quả đã nghiên cứu trước đó về cúm A/H5N1 thì có thể nhận thấy đây là một loại virus gây ra biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao, khi trung bình cứ khoảng 50-60% trường hợp mắc bệnh thì đều có biến chứng nặng và tử vong. Vì thế cúm A được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm.

Khi mắc cúm A, người bệnh thường có diễn biến nhanh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên sẽ tùy theo thể trạng mỗi người mà những biểu hiện cũng như biến chứng về bệnh sẽ khác nhau. Nhưng dù là bất kỳ ai, khi cơ thể khởi phát các dấu hiệu của bệnh cúm A như: sốt, ho, đau người, mệt mỏi, trẻ bỏ ăn, quấy khóc, đau đầu, người lạnh, sợ ánh sáng…. cần tới ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám, làm các xét nghiệm cúm A. Khi có kết quả chính xác, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách điều trị phù hợp nhất.

Dịch cúm A H5N1 ở người và cách phòng chống hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Nên cắt bao quy đầu trẻ em khi nào?

Khi trẻ có dấu hiệu mắc cúm A con cần được tới bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời

Dịch cúm A H5N1 ở người là một dịch bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ lây lan nhanh. Tuy nhiên đây là dịch bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa từ những việc đơn giản như chú ý đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức trong vấn đề phòng và chữa bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *