Cảnh báo, dịch sốt xuất huyết hiện nay có diễn biến phức tạp, số ca bệnh không ngừng tăng nhanh đột ngột chỉ trong một thời gian ngắn. Tìm hiểu thêm thông tin bệnh, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng bệnh và đối phó với dịch sốt xuất huyết hiệu quả.
Bạn đang đọc: Dịch sốt xuất huyết hiện nay: Số ca mắc tăng nhanh đột ngột
1. Cảnh báo dịch sốt xuất huyết hiện nay diễn biến phức tạp
1.1. Dịch sốt xuất huyết hiện nay gây ra bởi chủng virus nào?
Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi loại virus Dengue. Tác nhân lây truyền bệnh do vật thể trung gian là muỗi vằn đốt. Khi người lành bị muỗi vằn đang mang mầm bệnh đốt (muỗi vằn đốt người bị sốt xuất huyết trước đó), virus dengue sẽ được chuyển vào khoang máu và bắt đầu phát tán gây bệnh.
Virus Dengue ghi nhận có 4 chủng huyết thanh khác nhau: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Tại Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 chủng huyết thanh này. Tuy nhiên, chủng virus sốt xuất huyết lưu hành phổ biến năm 2023 chủ yếu là chủng D1, D2 và không có sự khác biệt so với các chủng virus lưu hành ở những năm gần đây.
Cùng một người có thể bị mắc sốt xuất huyết nhiều lần do nhiễm các chủng virus khác nhau (sốt xuất huyết thể thứ phát).
Muỗi vằn là vật thể trung gian lây truyền sốt xuất huyết.
1.2. Ghi nhận về số ca mắc bệnh tăng nhanh chóng
Tính đến cuối tháng 8/2023, Bộ Y tế thống kê cả nước ghi nhận hơn 66.00 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 14 người bệnh tử vong do sốt xuất huyết. Tính đến nửa đầu tháng 9/2023, số ca nhiễm sốt xuất huyết cả nước ghi nhận tăng lên hơn 81.000 ca, 23 ca tử vong. Như vậy, chỉ trong vòng khoảng nửa tháng, số ca nhiễm sốt xuất huyết đã tăng thêm 15.000 ca cho thấy mức độ lan rộng của dịch bệnh đang ở mức cảnh báo cao.
Hơn nữa, thời điểm này đang vào mùa mưa nên muỗi sẽ hoạt động mạnh hơn. Theo đó, số ca nhiễm sốt xuất huyết sẽ có xu hướng tiếp tục tăng lên nếu không có phương án triển khai phòng chống dịch quyết liệt nhất là ở hoạt động diệt muỗi.
2. Nhận biết đúng biểu hiện sốt xuất huyết theo các mức độ bệnh
Bệnh sốt xuất huyết sẽ có các biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Cụ thể:
Mức độ nhẹ:
– Người bệnh sốt cao đột ngột 39-40 độ C, có thể sốt liên tục kéo dài 2-7 ngày.
– Đau đầu dữ dội ở vùng trán, đau sau nhãn cầu, đau nhức cả khớp và cơ.
– Buồn nôn, nôn.
– Có tình trạng nổi mẩn đỏ trên da, bị phát ban.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo: Bệnh cúm A vào mùa, hiểu rõ để phòng tránh hiệu quả
Người bệnh sốt xuất huyết bị nổi mẩn và phát ban.
Mức độ nặng:
– Người bệnh có các dấu hiệu xuất huyết nặng hơn bên cạnh các chấm ngoài da là tình trạng nổi nhiều vết bầm tím, chảy máu cam, chảy máu lợi, chảy máu chân răng, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.
– Toàn thân mệt mỏi, đau bụng nhiều, li bì, chân tay lạnh, người vật vã.
Lưu ý, bệnh sốt xuất huyết có thể trở nặng đột ngột vì vậy, việc theo dõi tình trạng cơ thể sát sao và chế độ chăm sóc tốt là yêu cầu cần thiết cần thực hiện. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu nặng bất thường, người bệnh cần được đưa ngay tới bệnh viện để được xử lý đúng cách, kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
3. Xử lý và phòng bệnh hiệu quả
3.1. Xử lý đúng cách trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, nhất là khi trong gia đình, nơi sinh sống đã có nhiều người mắc bệnh thì cần được thăm khám ở cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để được tiến hành chẩn đoán và điều trị trị kịp thời. Sốt xuất huyết là bệnh lý không thể chủ quan vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là đe dọa tới cả tính mạng người bệnh.
Người bệnh khi được chẩn đoán sốt xuất huyết, bác sĩ có thể chỉ định cho phép điều trị ngoại trú tại nhà theo đúng hướng dẫn với trường hợp sốt nhẹ. Trường hợp sốt xuất huyết nặng hoặc những đối tượng có nguy cơ cao sẽ được chăm sóc và điều trị tại viện. Lưu ý, người bệnh điều trị tại nhà cần được theo dõi tình trạng sức khỏe và thân nhiệt liên tục. Khi có dấu hiệu bất thường cần thông báo với bác sĩ hoặc đưa người bệnh tới bệnh viện ngay.
3.2. Lưu ý khi hạ sốt cho người bệnh sốt xuất huyết
Hạ sốt là yêu cầu quan trọng bắt buộc cần thực hiện khi bị sốt xuất huyết. Thông thường, người bệnh sẽ được hướng dẫn hạ sốt tại nhà theo 2 cách: Hạ sốt vật lý và hạ sốt bằng thuốc. Cụ thể:
– Người bệnh sốt
– Người sốt trên 38,5 độ C: Hạ sốt bằng thuốc theo đúng chỉ định (thường là Paracetamol) kết hợp cùng hạ sốt vật lý. Lưu ý, người bệnh uống đúng thuốc, đúng liều lượng theo đơn kê, không uống quá liều vì có thể gây độc cho gan hoặc dẫn tới ngộ độc thuốc.
Bên cạnh việc hạ sốt đúng cách, người bệnh còn cần được bù nước và bù điện giải đầy đủ. Người bệnh uống nhiều nước, uống oresol theo đúng tỷ lệ được hướng dẫn.
3.3. Giải pháp phòng dịch sốt xuất huyết hiện nay
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch sốt xuất huyết. Phòng sốt xuất huyết dựa trên nguyên tắc không để bị muỗi đốt với những biện pháp cụ thể như sau:
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác mức độ nguy hiểm, biến chứng sốt xuất huyết
Mọi người cần chung tay phòng dịch sốt xuất huyết hiệu quả.
– Mặc quần áo dài tay, không ở những chỗ tối hay bụi rậm.
– Trong nhà có thể trồng hoặc sử dụng các loại cây xua muỗi như oải hương, sả, chanh, cam,…
– Dọn vệ sinh sạch sẽ tại nơi ở, không gian sinh hoạt chung. Không để nước đọng lâu ngày tại các bể chứa, chai lọ, ao tù.
– Nên ngủ màn kể cả vào ban ngày.
– Dùng các sản phẩm xua muỗi an toàn dạng kem bôi hoặc xịt phun sương trên da.
Dịch sốt xuất huyết hiện nay đang có diễn biến phức tạp và số ca bệnh tăng lên nhanh chóng. Mỗi người cần nêu cao tinh thần đối phó và phòng bệnh hiệu quả để giảm thiểu những hậu quả do sốt xuất huyết gây ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.