Dịch tay chân miệng ở trẻ tăng cao và lây nhanh trên cả nước

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, dịch tay chân miệng ở trẻ đang tăng cao trên cả nước. Chỉ tính riêng tuần tuần 42, TP.HCM ghi nhận số ca tay chân miệng tăng 31,9% so với trung bình 4 tuần trước đó. Hà Nội phát hiện ổ dịch tay chân miệng tại trường mầm non.

Bạn đang đọc: Dịch tay chân miệng ở trẻ tăng cao và lây nhanh trên cả nước

1. Hơn 100.000 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận

Dịch tay chân miệng ở trẻ tăng cao và lây nhanh trên cả nước

Tính đến tháng 10/2023, nước ta đã ghi nhận hơn 100.000 ca mắc tay chân miệng

Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến tuần 39 năm 2023, cả nước ta đã ghi nhận khoảng 100.210 ca mắc tay chân miệng, trong đó có 22 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc tay chân miệng đã tăng 91,6%. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội là hai thành phố có số ca mắc tăng cao và lây nhanh.

Chỉ tính riêng tuần 42 năm 2023, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận tới 1.894 ca mắc tay chân miệng, tăng gần 32% so với trung bình của 4 tuần trước đó. Tổng ca mắc tay chân miệng tích lũy thành phố ghi nhận từ đầu năm đến nay là hơn 32.000 ca. Huyện Nhà Bè, Bình Chánh, quận Tân Bình… đều là các quận huyện có trên 100.000 ca mắc.

Từ tuần 38 năm 2023, Hà Nội ghi nhận các ổ dịch tay chân miệng ở trẻ tại trường mầm non, số ca mắc cũng tăng vọt. Riêng tuần 38, Hà Nội ghi nhận 265 ca mắc tay chân miệng, tăng gấp đôi so với 2 tuần cuối tháng 9 và tăng những hơn 3,5 lần so với cuối tháng 8. Các quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân tay chân miệng như: Sóc Sơn, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoài Đức, Ba Vì…

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, nguyên nhân khiến dịch tay chân miệng thời gian gần đây tăng nhanh là bởi thời tiết đang độ giao mùa, mưa nắng thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh. Hơn thế, việc học sinh đã quay trở lại trường học càng làm cho dịch bệnh có điều kiện lây lan nhanh. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc tay chân miệng có thể vẫn tiếp tục tăng.

CDC Hà Nội nhận định, thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường kết hợp với việc học sinh đã quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè khiến số ca tay chân miệng gia tăng. Một số quận, huyện như: Sóc Sơn, Cầu Giấy, Hoài Đức… có số ca mắc tăng cao và đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non, mẫu giáo. Dự báo, trong các tuần tới, số ca mắc tay chân miệng có thể tiếp tục gia tăng.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở đối tượng trẻ em

Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở đối tượng trẻ em, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Nguyên nhân là do sự xâm nhập của các virus thuộc chủng đường ruột.

Hiện nay, có hai virus điển hình nhất gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và virus Entero (EV71). Nếu nhiễm phải virus Coxsackievirus A16, trẻ thường xuất hiện triệu chứng ở thể nhẹ, có thể tự khỏi và nguy cơ biến chứng thấp. Song nếu nhiễm phải virus SV71, trẻ mắc tay chân miệng có nguy cơ biến gặp phải biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết các dấu hiệu bị tay chân miệng ở trẻ

Dịch tay chân miệng ở trẻ tăng cao và lây nhanh trên cả nước

Sốt nhẹ 37,5 – 38,5 độ C là một trong những triệu chứng ban đầu ở bệnh nhi mắc tay chân miệng

Trẻ em khi mắc tay chân miệng sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh trong 3-7 ngày đầu. Sau đó, trẻ sẽ dần xuất hiện những triệu chứng của bệnh như sau:

– Trẻ uể oải, mệt mỏi, sốt nhẹ từ 37,5 – 38 độ C. Một số trẻ cũng có thể sốt cao từ 38 – 40 độ C.

– Trẻ đau họng, bị tổn thương và đau rát ở răng, miệng;

– Trẻ nhỏ bị chảy nước bọt nhiều hơn bình thường;

– Trẻ chán ăn, bỏ bữa, có thể xuất hiện tình trạng nôn sau ăn;

– Một số bé sẽ xuất hiện tình trạng tiêu chảy.

Khi quan sát thấy con có các triệu chứng kể trên, phụ huynh nên đưa bé đi khám để được bác sĩ xác định bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài chăm sóc và cho bé uống thuốc bác sĩ chỉ định, phụ huynh cũng cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo sau:

– Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C nhưng không đáp ứng thuốc hạ sốt;

– Trẻ có dấu hiệu giật mình nhiều trong ngày;

– Trẻ quấy khóc dai dẳng nhưng không rõ nguyên nhân, khó dỗ;

– Trẻ đi loạng choạng, nôn nhiều lần trong ngày…

Các dấu hiệu cảnh báo kể trên đồng nghĩa với việc trẻ có nguy cơ diễn biến bệnh nặng và nguy hiểm. Cách xử trí tốt nhất là phụ huynh hãy đưa bé đến viện ngay để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

3. Nâng cao biện pháp phòng dịch tay chân miệng ở trẻ

Dịch tay chân miệng ở trẻ tăng cao và lây nhanh trên cả nước

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ có triệu chứng bất thường về sức khỏe nên được đi khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm

Trẻ mắc tay chân miệng có thể tái mắc nhiều lần, do đó các gia đình có trẻ đã mắc hay mới khỏi bệnh tay chân miệng vẫn cần nâng cao biện pháp phòng bệnh để bảo vệ trẻ. Theo đó, các phụ huynh có thể áp dụng 6 biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ được khuyến cáo bởi Sở Y tế Hà Nội gồm:

– Xây dựng cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng bên dưới vòi nước chảy sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn… Nhằm hạn chế tối đa bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể;

– Trẻ cần được ăn chín và uống chín. Do đó, phụ huynh nên hết sức cẩn thận khi chế biến thức ăn cho bé. Việc đảm bảo vệ sinh khi nấu thức ăn cho bé và gia đình cũng vô cùng cần thiết;

– Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh nơi ở, các khu vực, đồ vật bé hay chơi và chạm vào, nhất là trong thời điểm dịch tay chân miệng ở trẻ đang tăng mạnh như hiện nay;

– Tuyệt đối không nên cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh;

– Cho bé sử dụng nhà tiêu đảm bảo vệ sinh;

– Trẻ xuất hiện dấu hiệu nghi mắc bệnh nên được đưa đi khám bệnh ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

Khoa Nhi, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện là một trong những cơ sở y tế uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, luôn tận tình trong công tác khám chữa cho bệnh nhi. Hơn thế, Thu Cúc TCI còn có cơ sở hạ tầng hiện đại, đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến, nhân viên hỗ trợ và chăm sóc tận tình, đảm bảo mang tới cho khách hàng trải nghiệm khám chữa bệnh hài lòng nhất. Liên ngay Thu Cúc TCI để đặt lịch khám cho bé và nhận siêu ưu đãi tháng này nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *