Điểm danh 21 bệnh nền làm tăng nguy cơ đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hình thành đột quỵ não nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý nền sẵn có là một trong những nguyên nhân gián tiếp phổ biến. Dưới đây là 21 bệnh nền làm tăng nguy cơ đột quỵ não mà bạn cần biết để trang bị kiến thức phòng ngừa cho bản thân và gia đình. 

Bạn đang đọc: Điểm danh 21 bệnh nền làm tăng nguy cơ đột quỵ

1. Những nguyên nhân đột quỵ não phổ biến hiện nay

Đột quỵ não là bệnh tấn công rất bất ngờ và không kịp trở tay đối với sức khỏe của người bệnh, nhiều trường hợp bệnh không xảy ra ngẫu nhiên mà có nhiều nguyên nhân.
Những lý do chính thường gặp dẫn tới đột quỵ não có thể từ: tuổi tác cao, giới tính, tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt…

Điểm danh 21 bệnh nền làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nam giới tuổi trung niên thường có xu hướng đột quỵ nhiều hơn so với nữ

Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể hình thành bởi những bệnh sẵn có trong cơ thể khiến mạch máu não bị tắc nghẽn không thể di chuyển tới não gây đột quỵ.
Những bệnh lý này không nhất định sẽ gây đột quỵ nhưng khiến nguy cơ đột quỵ tăng.

2. Tìm hiểu các bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ

2.1 Bệnh lý nền phổ biến làm nguy cơ đột quỵ tăng cao

– Thiếu máu não thoáng qua: Yếu tố này có ảnh hưởng sâu sắc tới đột quỵ bởi đa số người thiếu máu lên não thường dễ tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ nặng nếu không được can thiệp kịp thời.

– Tiểu đường: Căn bệnh này làm các mạch máu trên cơ thể suy yếu, trong đó có tim và não nên nguy cơ đột quỵ tăng cao. Tình trạng tiền tiểu đường và tiểu đường có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và rèn luyện.

– Cao huyết áp: Bệnh lý này khiến mạch máu yếu khiến máu đông dễ hình thành di chuyển lên não gây đột quỵ. Huyết áp cao cũng khiến cho các mạch máu vỡ gây nên đột quỵ xuất huyết não.

– Cholesterol cao: Căn bệnh này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của tim và não, có khả năng tích tụ và kết dính mạch máu khiến hình thành máu đông di chuyển lên não gây đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: Tập thể dục thế nào để tốt cho tim mạch?

Điểm danh 21 bệnh nền làm tăng nguy cơ đột quỵ

Cholesterol cao ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của tim và não, có khả năng tích tụ và kết dính mạch máu khiến hình thành máu đông

– Mạch máu não: Mạch máu não là bệnh khiến các mạch máu đưa lên não tổn thương hoặc không đều khiến nguy cơ đột quỵ hình thành.

– Động mạch cảnh: Mạch máu ở cổ là động mạch cảnh và trường hợp chúng không đều có thể tạo huyết khối di chuyển và tắc trong mạch máu não. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm có thể giải quyết được tình trạng này.

– Động mạch vành: Đây cũng là bệnh lý khiến các mạch máu đến tim thương tổn khiến cho người bệnh đau tim và máu không được bơm đến não. Sau khi trải qua cơn đau tim này người bệnh cũng có thể bị suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.

2.2 Những bệnh lý nền về tim làm nguy cơ đột quỵ tăng

– Suy tim: Khi bị suy tim cơ thể thường suy yếu và dễ ảnh hưởng đến lượng máu bơm lên não.
– Van tim: Bệnh có thể là bẩm sinh hoặc phát triển sau này dẫn tới lưu lượng máu trên cơ thể thay đổi và khiến cho huyết khối dễ hình thành hoặc thiếu máu cục bộ dẫn tới đột quỵ.
– Khuyết tật tim bẩm sinh: Căn bệnh này có thể dẫn tới những bệnh lý như vị trí mạch máu sau, máu rò rỉ… khiến nguy cơ đột quỵ tăng. Đa số tình trạng khuyết tật tim có thể phát hiện và điều trị sớm.
– Tim nhiễm trùng hoặc viêm tim: Viêm tim và nhiễm trùng tim là tình trạng không phổ biến nhưng có thể dẫn tới hình thành máu cục, suy tim, đau tim và ảnh hưởng tới não bộ.

2.3 Những bệnh lý nền khác làm nguy cơ đột quỵ tăng

– Rối loạn chảy máu: Căn bệnh này có khả năng khiến máu đông hình thành, sau chấn thương, người bệnh có thể chảy máu nhiều các cơ quan trên cơ thể. Kể cả khi không có tác động ngoại lực vẫn có thể xảy ra tình trạng này.

– Rối loạn đông máu: Rối loạn đông máu làm tăng khả năng hình thành máu đông rất cao đồng thời chúng có thể di chuyển đến não hoặc các bộ phận khác gây tắc mạch và đột quỵ.

Điểm danh 21 bệnh nền làm tăng nguy cơ đột quỵ

>>>>>Xem thêm: Mất ngủ, đau đầu do thiếu vitamin B12 – Mối nguy hiểm khôn lường

Rối loạn đông máu làm tăng khả năng hình thành máu đông rất cao đồng thời chúng có thể di chuyển đến não hoặc các bộ phận khác gây tắc mạch và đột quỵ.

– Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là bệnh di truyền ít gặp khi các tế bào hồng cầu có hình dạng khác thường và khó thực hiện chức năng đưa oxy tới mô. Tế bào này có thể cứng và dính vào mạch máu khiến tắc mạch gây đột quỵ.

– Tự miễn: Tình trạng rối loạn miễn dịch có thể dẫn tới hình thành máu đông, một số bệnh tự miễn bao gồm: lupus, vảy nến, alopecia areata…

– Nhiễm trùng: Nếu nhiễm trùng quá nặng có thể khiến hình thành huyết khối, suy tim hoặc mất nước; điều này có liên quan tới tình trạng viêm, ngay cả khi sức khỏe răng miệng kém.

– Phình động mạch não: Mạch máu não khi mắc căn bệnh này sẽ có những dị dạng bẩm sinh và khi thay đổi huyết áp có thể khiến mạch máu vỡ dẫn tới đột quỵ não.

– Béo phì: Thừa cân béo phì có thể khiến cholesterol cao, tiểu đường, tăng huyết áp… So với người gầy thì người béo phì có nguy cơ đột quỵ cao.

– Dị dạng động tĩnh mạch: Đây là một tình trạng bất thường trong mạch máu và tăng khả năng vỡ mạch khiến đột quỵ xuất huyết não xuất hiện. Động mạch dị tật cũng có thể khiến chức năng thần kinh kém bởi khó lưu thông máu lên não.

– HIV/AIDS, ung thư: Nguy cơ viêm nhiễm dẫn tới đông máu của bệnh nhân ung thư cao, đối với bệnh nhân HIV/AIDS có khả năng viêm nhiễm cao hơn.
Hi vọng những thông tin về các bệnh nền làm tăng nguy cơ đột quỵ não trên đây có thể giúp bạn có được những kiến thức cần thiết, góp phần phòng ngừa nguy cơ đột quỵ bằng việc điều trị kịp thời, hiệu quả những bệnh lý nền này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *