Điểm danh 8 loại thực phẩm người bị viêm nướu nên ăn

Viêm nướu thuộc nhóm những bệnh lý răng miệng thường gặp nhất. Tuy căn bệnh này mức độ nguy hiểm không cao nhưng sẽ là sự phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Để điều trị bệnh dứt điểm, ta cần kết hợp điều trị nha khoa và chế độ ăn hợp lý. Sau đây là 8 loại thực phẩm người bị viêm nướu nên ăn.

Bạn đang đọc: Điểm danh 8 loại thực phẩm người bị viêm nướu nên ăn

Điểm danh 8 loại thực phẩm người bị viêm nướu nên ăn

Tình trạng viêm nướu gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày

1. 8 loại thực phẩm người bị viêm nướu nên ăn

Bệnh viêm nướu thường bắt nguồn từ những mảng bám trên răng gây tình trạng kích ứng, mẩn và nướu bị sưng. Lúc đầu, phần lợi sẽ bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Bệnh viêm nướu nếu không được phát hiện kịp thời sẽ khiến đau nhức, sưng vùng má và răng miệng. Khoang miệng sẽ xuất hiện mùi khó chịu. Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn để hỗ trợ điều trị:

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu mài răng bọc sứ bị ê buốt do đâu và cách khắc phục

Điểm danh 8 loại thực phẩm người bị viêm nướu nên ăn

Người bị viêm nướu nên kết hợp điều trị nha khoa và chế độ ăn phù hợp

1.1 Những loại hạt có chứa nhiều omega-3

Omega-3 là dưỡng chất rất cần thiết với cơ thể con người. Đây là thành phần chứa nhiều trong các loại ngũ cốc như hạt macca, hạt vừng, quả hồ trăn, …

Công dụng nổi bật nhất của Omega-3 là chống viêm. Đặc biệt, đây được mệnh danh là “khắc tinh” của các bệnh lý liên quan tới nướu răng.

1.2 Các loại cá béo

Những loại cá có nhiều dầu như cá hồi, cá thu, cá trích chính là những nguồn dinh dưỡng quý giá. Trong dầu cá có chứa một hàm lượng lớn Omega-3. Nhờ vậy, chúng có công dụng hỗ trợ chống viêm cho cơ thể và đặc biệt tốt đối với hệ miễn dịch con người. Do đó người bị viêm nướu nên ăn loại thực phẩm này.

1.3 Thịt bò

Trong thịt bò đặc biệt là thịt của bò ăn cỏ là thực phẩm dồi dào collagen. Chúng rất tốt để ngăn ngừa các bệnh về nướu răng. Đồng thời, trong thịt bò cũng có chứa nhiều Omega-3. Đây chính là những nguyên nhân khiến nhiều chuyên gia đã đưa thịt bò ăn ũ cỏ là thực phẩm rất cần thiết cho con người. Trái ngược với bò ăn cỏ, thịt bò ăn ngũ cốc có chứa nhiều Omega-6, kháng sinh cùng các thành phần gây viêm nhiễm. Do đó, ta nên hạn chế việc ăn các loại thịt bò được nuôi bằng ngũ cốc.

1.4 Mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến với tính khử trùng và diệt khuẩn tốt. Vì vậy, người ta thường sử dụng mật ong trong các trường hơp bị viêm. Bệnh viêm nướu răng cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó, trong mật ong còn có hàm lượng lớn vitamin E giúp hỗ trợ, thúc đẩy tái tạo tế bào.

1.5 Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa rất nhiều vitamin C và chất giúp chống oxy hóa. Do đó, người bị viêm nướu nên ăn nhiều bông cải xanh. Các chất trong bông cải xanh sẽ giúp kháng khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch của con người khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cơ thể cũng sẽ được bảo vệ trước những sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, bông cải xanh còn được biết đến là nguồn chất xơ dồi dào. Chúng giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất. Đồng thời, cơ thể sẽ đào thải độc tố tốt hơn. Khi đó, những tổn thương bị gây ra bởi viêm lợi sẽ nhanh được phục hồi.

1.6 Khoai lang

Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang có chứa hàm lượng beta-carotene. Đây là dưỡng chất thiết yếu trong cuộc sống để chống lại căn bệnh về nướu răng. Nó tác động, giúp giảm tình trạng viêm. Đồng thời, chất này cũng cung cấp cho cơ thể những yếu tố cần thiết để tạo nên vitamin A. Cùng với đó, trong khoai lang có hàm lượng vitamin C, B6 và mangan khá cao.

1.7 Trà xanh

Thành phần của trà xanh có chứa tới 30% polyphenols. Đây là một loại hợp chất rất tốt đối với sức khỏe răng miệng. Trong đó bao gồm một lượng khá lớn Catechin giúp chống oxy hóa tự nhiên và ngăn ngừa sự tổn thương tới các tế bào rất hiệu quả.

Ngoài ra, trà xanh còn có công dụng chống hôi miệng. Điều này là nhờ đặc tính kháng khuẩn giúp giảm lượng lớn vi khuẩn cùng axit trong miệng. Hơi thở sẽ trở nên sạch, không còn mùi khó chịu. Đồng thời, thành phần fluoride ở trong trà xanh cũng hỗ trợ giúp men răng săn chắc, phòng chống sâu răng. Do đó, nếu như sử dụng trà xanh mỗi ngày, tình trạng viêm nướu răng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Khoang miệng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.

1.8 Hoa quả có chứa nhiều vitamin C

Vitamin C là chất có công dụng cải thiện sức đề kháng. Đồng thời, quá trình chữa lành vết thương cũng sẽ được đẩy nhanh, hạn chế sự phát triển của những vi khuẩn gây hại khoang miệng. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, ta thường gặp phải nhiều vấn đề. Điển hình là chảy máu chân răng, viêm răng, mao mạch bị kém dẻo dai, …

Có nhiều cách để ta bổ sung vitamin C cho cơ thể. Ví dụ như dùng các thực phẩm chức năng, thuốc uống, … Tuy nhiên, sự bổ sung vitamin C từ tự nhiên vẫn là sự lựa chọn tốt. Ta có thể bổ sung vitamin C bằng cách thêm các loại trái cây như ổi, cam, chanh, … vào khẩu phần ăn hàng ngày.

2. Một số lưu ý cho người bị viêm nướu răng

Điểm danh 8 loại thực phẩm người bị viêm nướu nên ăn

>>>>>Xem thêm: Khám sàng lọc ung thư dạ dày bao gồm những gì?

Thực hiện thăm khám răng miệng định kỳ để khoang miệng luôn khỏe mạnh

Tuy chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng giúp điều trị viêm nướu răng nhưng không phải tất cả. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tới những điều sau:

– Khi bệnh nướu răng nhẹ, ta có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng khi phát hiện bệnh có chuyển biến nặng, người bệnh cần tới gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

– Luôn giữ tình trạng khoang miệng sạch sẽ. Để đạt được điều này, ta cần đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần. Bên cạnh đó, hãy súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ những thức ăn thừa mắc lại.

– Kết hợp làm sạch răng bằng phương pháp đánh răng kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa.

– Ta cần cung cấp đủ cho cơ thể đủ nước. Trung bình một ngày cơ thể con người cần được nạp 2 lít nước. Khi uống đủ nước, tình trạng khô miệng sẽ được ngăn ngừa, tránh vi khuẩn sinh sôi.

– Lưu ý khi tình trạng nướu chuyển màu đỏ tươi, có hiện tượng chảy máu và đau nhức. Khi đó, ta nên tới gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

– Thăm khám răng miệng định kỳ tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế 3 – 4 tháng / lần.

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm nướu hiệu quả cũng như các lưu ý khi điều trị. Hãy lưu lại ngay để mọi người có thể áp dụng trong trường hợp cần tới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *