Điểm danh các bệnh bé trai dễ mắc phải mẹ cần lưu ý!

Ngoài các bệnh lý hay gặp ở cả bé trai và bé gái như viêm mũi – họng, viêm VA, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, … Thì phụ huynh nên lưu ý những bệnh bé trai dễ mắc phải để có biện pháp xử trí và chăm sóc con tốt hơn.

Bạn đang đọc: Điểm danh các bệnh bé trai dễ mắc phải mẹ cần lưu ý!

Viêm/hẹp bao quy đầu

Điểm danh các bệnh bé trai dễ mắc phải mẹ cần lưu ý!

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Biểu hiện

– Phần da ở quy đầu không thể kéo tụt xuống được hoặc chỉ để hở một lỗ tiểu nhỏ.

– Nước tiểu khó có thể chảy hết ra ngoài nên dương vật bị sưng phồng lên sau đó mới có thể chảy hết ra ngoài được.

– Trẻ đi tiểu phải rặn hoặc dùng sức.

– Lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu ít, tia nước tiểu bắn ra yếu và không bắn ra theo đường thẳng (thường bị tạt sang ngang).

– Khi lộn bao quy đầu ra thường thấy những mảng trắng ở phần quy đầu.

Xử trí:

Viêm/hẹp bao quy đầu là bệnh bé trai dễ mắc phải (có đến gần 90% bé trai bị viêm/hẹp bao quy đầu). Khi có biểu hiện trên nên đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ khám,  xử trí phù hợp như: nong bao quy đầu hoặc cắt bao quy đầu trong trường hợp cần thiết.

Phụ huynh có thể thực hiện nong nhẹ nhàng bao quy đầu bằng tay về phía gốc dương vật của bé, mỗi ngày và dần dần, thường làm khi trẻ đang tắm trong chậu nước hoặc sau khi tắm cho trẻ nằm ngửa trên giường.

Vệ sinh và lộn bao quy đầu cho trẻ phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho trẻ, bé không bị đau, tránh con vì đau mà lần sau sợ không dám làm. Việc vệ sinh phải được làm hàng ngày, nhẹ nhàng ra và rửa bằng nước sạch để tránh viêm nhiễm.

Để đọc thêm về “hẹp bao quy đầu ở trẻ em”, phụ huynh tham khảo thêm tại đây

Quai bị

Điểm danh các bệnh bé trai dễ mắc phải mẹ cần lưu ý!

Bệnh quai bị có thể gây biến chứng vô sinh ở nam giới. (ảnh minh họa)

Biểu hiện

– Sốt nhẹ, sưng đau ở tuyến nước bọt phía mang tai, cũng có một số trường hợp viêm tuyến nước bọt hàm trên hoặc viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi.

– Thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 ngày với những cảm giác khó chịu. Sau đó, các triệu chứng sốt cao từ 39 đến 40 độ C, vùng mang tai sưng tấy, tăng tiết nước bọt,… sẽ xuất hiện.

Xử trí:

Quai bị là bệnh bé trai dễ mắc phải chỉ sau viêm/hẹp bao quy đầu. Khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác.

Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.

Cho trẻ uống nhiều nước

Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.

Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

Mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, quai bị vẫn có thể kéo theo những biến chứng nguy hại, đặc biệt, quai bị ở bé trai có thể gây viêm tinh hoàn, dẫn tới vô sinh.

Để tìm hiểu “bệnh quai bị ở trẻ bao lâu thì khỏi” phụ huynh xem thêm tại đây.

Thủy đậu

Tìm hiểu thêm: Viêm họng ở trẻ em khi nào cần dùng thuốc kháng sinh?

Điểm danh các bệnh bé trai dễ mắc phải mẹ cần lưu ý!

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, có thể tự khỏi khi bé được chăm sóc, điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. (ảnh minh họa)

Biểu hiện

– Giai đoạn ủ bệnh: có thể kéo dài từ 10 – 20 ngày và vào thời gian này trẻ thường không có bất kỳ dấu hiệu gì nên rất khó để nhận biết.

– Giai đoạn khởi phát: Sau thời kỳ ủ bệnh, trẻ xuất hiện các triệu chứng như: sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi. Và bắt đầu xuất hiện ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 – 48 giờ đầu. Một số trẻ có thể có hạch sau tai kèm viêm họng…

– Giai đoạn toàn phát: trẻ bắt đầu sốt cao, chán ăn, nôn trớ, mệt mỏi, quấy khóc. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm. Các mụn nước này gây ngứa và rát, rất khó chịu cho bé. Những nốt mụn nước này sau đó sẽ lan ra toàn thân, mọc kín trên cơ của trẻ và thậm chí mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ. Một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.  Sau thời kì này nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng các mụn nước sẽ khô lại bong vảy và hồi phục.

Xử trí:

Phần lớn có thể tự khỏi vì vậy khi bé bị thủy đậu cha mẹ có thể chăm sóc điều trị tại nhà bằng cách tuân thủ theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Chỉ một số trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm ở các mụn nước cần được điều trị nội trú tại bệnh viện để theo dõi và có cách xử lý phù hợp.

Hạn chế cho bé tiếp xúc với mọi người, sử dụng riêng bát đũa chén, đồ dùng cá nhân, lựa chọn quần áo rộng, mỏng nhẹ thấm hút mồ hôi cho trẻ, tránh cho trẻ ra gió và giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé. Ngoài ra cha mẹ cần nhớ không được để bé gãi làm vỡ các mụn nước và sử dụng dung dịch thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để biết “trẻ bị thủy đậu có uống sữa được không” mời phụ huynh tham khảo tại đây

Thoát vị bẹn

Điểm danh các bệnh bé trai dễ mắc phải mẹ cần lưu ý!

Thoát vị bẹn ở trẻ em nên phẫu thuật càng sớm càng tốt. (ảnh minh họa)

Biểu hiện

– Ban đầu là một khối phồng ở vùng bẹn, bìu đối với bé trai và thường có từ nhỏ, có thể ngay từ lúc bé mới được sinh ra.

– Kích thước khối phồng vùng bẹn sẽ tăng lên khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy và thường tự mất khi con nằm yên, ngủ.

– Trẻ thường nhập viện trong tình trạng đau, nôn, nắn vào vùng ống bẹn – bùi sờ được túi thoát vị, khi bảo bé ho hay chạy nhảy thì bao thoát vị lại căng lên, to và chuyển động dọc theo ống bẹn xuống bìu.

Xử trí:

Thoát vị bẹn tỷ lệ bé trai dễ mắc phải cao hơn nhiều so với bé gái. Khi nghi ngờ bé bị thoát vị bẹn, phụ huynh nên cho bé đi thăm khám với bác sĩ. Sau khi trẻ được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa và thực hiện các chụp chiếu, xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả cho thấy con bị thoát vị bẹn, bác sĩ sẽ chỉ định bé cần được làm phẫu thuật càng sớm càng tốt, con sẽ được can thiệp bằng ngoại khoa.

Với kỹ thuật mổ tiên tiến như hiện nay, các vết mổ nhỏ, nằm theo nếp lằn bụng dưới nên đảm bảo tính thẩm mỹ đẹp. Thời gian phẫu thuật và nằm viện khoảng 2-3 ngày.

Để biết “thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ có gây vô sinh không” phụ huynh tham khảo thông tin tại đây

Béo phì

Điểm danh các bệnh bé trai dễ mắc phải mẹ cần lưu ý!

>>>>>Xem thêm: Điểm danh top 6 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ ba mẹ cần biết

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,… (ảnh minh họa)

Biểu hiện

– Cân nặng của trẻ tăng nhanh, trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh.

– Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân béo phì gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngực.

Xử trí:

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: khi trẻ bị thừa cân, béo phì nên chỉnh càng sớm càng tốt, vì càng lớn càng khó chỉnh. Nhiều bé mặc cảm về vóc dáng nhưng không tự chỉnh.

Khi nghi ngờ trẻ bị dư cân béo phì, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ, tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi chế độ dinh dưỡng, kiên trì điều chỉnh cho con càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm về “bệnh béo phì ở trẻ em” xem tại đây

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ nhiều bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Nhi khoa từ các bệnh viện lớn như viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương … ra làm việc, hệ thống máy móc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tân tiến, cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo là địa chỉ tốt để mẹ thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ nhỏ.

Nếu cần tư vấn thêm về các bệnh bé trai dễ mắc phải hay muốn đặt lịch khám cho bé với các bác sĩ Nhi khoa tại Thu Cúc, mẹ chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *