Nổi hạch ở cổ là một dấu hiệu thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cùng điểm danh các nguyên nhân nổi hạch ở cổ chúng ta sẽ có cách xử trí hợp lý tình trạng này.
Hạch là một tổ chức lympho hoạt động giống như hệ thống miễn dịch của cơ thể, có vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Thông thường, hạch có kích thước nhỏ, từ vài mm và dưới 1cm. Đặc điểm: mềm, di động, có thể xuất hiện ở các vị trí như nách, cổ, ngực, bẹn…
Bạn đang đọc: Điểm danh các nguyên nhân nổi hạch ở cổ
Nổi hạch ở cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
1. Những nguyên nhân nổi hạch ở cổ
Có nhiều nguyên nhân khiến cổ bạn nổi hạch:
- Do nhiễm trùng: khi cơ thể bị nhiễm trùng thì các hạch ngoại vi sẽ sưng to lên và đau. Ví dụ bị viêm họng thì hạch ở cổ sung đau.
- Do nhiễm siêu vi: nhiễm virus siêu vi cũng khiến cho hạch cổ và các hạch toàn thân sưng to, tình trạng này hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu.
- Do mắc bệnh nhiễm trùng mạn tính như lao hạch, lúc này cổ xuất hiện hạch lớn, dính chùm với nhau, sưng và đau, ảnh hưởng tới sức khỏe
- Mắc bệnh ung thư vùng cổ như như ung thư hạch, ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng
Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể khiến hạch cổ sưng to mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể. Chính vì thế khi gặp phải tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu công nghệ tẩy trắng răng Laser Whitening
Hạch ở cổ có thể đau hoặc không đau tùy vào tính chất của hạch là ác tính hay lành tính
2. Hạch ở cổ có nguy hiểm không?
Hạch ở cổ được chia làm 2 loại là hạch lành tính và hạch ác tính. Hạch cổ lành tính thường không đau, không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi. Ngược lại nếu là hạch ác tính sẽ gây đau khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe. Triệu chứng này cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm trong cơ thể mà bạn không nên chủ quan.
Vì thế bạn cần cảnh giác nếu hiện tượng nổi hạch cổ to xuất hiện cùng với một số triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh khác như khàn giọng, khó nuốt, ho kéo dài, sụt cân nghiêm trọng, thường xuyên sốt cao, mệt mỏi, ăn uống kém, suy nhược cơ thể…
3. Phải làm sao khi nổi hạch ở cổ?
Khi thấy xuất hiện hạch cổ, bạn có thể không biết do nguyên nhân gì và vì sao lại xuất hiện hạch. Vì thế khi gặp phải tình trạng này bạn cần đi khám ngay.
>>>>>Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không
Người bệnh cần đi khám để xác đinh chính xác tình trạng sức khỏe
Bạn cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Bác sĩ có thể tiến hành các bước thăm khám cụ thể sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ sờ nắn vùng cổ, sờ nắn hạch để kiểm tra xem chúng có cứng, di động hay không. Đồng thời bác sĩ sẽ tìm kiếm các bất thường khác trên cơ thể nếu có, hỏi tiền sử bản thân và gia đình để có kết luận sơ qua về sức khỏe.
- Xét nghiệm máu: Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bạn có thể cần phải làm xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp nếu nghi ngờ mắc bệnh ở tuyến giáp, trong đó có ung thư hoặc xét nghiệm máu để xác định ung thư máu hay không…
- Siêu âm vùng cổ để phát hiện hạch bất thường ở cổ, xác định kích thước và vị trí hạch.
- Nội soi vòm họng nếu nghi ngờ hạch cổ do ung thư vòm họng gây ra.
- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để đêm đi quan sát dưới kính hiển vi nhằm xác định tính chất của hạch, xác định bệnh ung thư cụ thể.
Những phương pháp thăm khám và chẩn đoán bệnh này cần được thực hiện tại các địa chỉ y tế tin cậy với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại. Có như vậy mới cho kết quả chính xác và nhanh chóng nhất. Nếu nổi hạch cổ do viêm nhiễm thông thường thì người bệnh có thể hoặc không cần điều trị, nếu điều trị chỉ là dùng thuốc trong một thời gian nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Ngược lại nếu nổi hạch cổ do ung thư thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, kiêm trì trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và giai đoạn cụ thể của bệnh ung thư, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.