Triệu chứng đau ruột thừa điển hình là đau bụng ở vùng trên và quanh rốn. Tình trạng nghiêm trọng hơn khi thở sâu, hắt hơi, ho, khi chuyển động.
Bạn đang đọc: “Điểm danh” các triệu chứng đau ruột thừa
1. Triệu chứng đau ruột thừa
1.1 Triệu chứng đau ruột thừa: Đau ruột thừa
Triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của viêm ruột thừa là đau bụng. Tính chất cơn đau ruột thừa rất đa dạng. Ở thể điển hình, đau ruột thừa thường có tính chất:
– Đau ruột thừa khởi đầu ở vùng trên hoặc quanh rốn.
– Sau khoảng 2-12 giờ, cơn đau nghiêm trọng dần và di chuyển xuống hố chậu phải.
– Cơn đau âm ỉ liên tục, tăng lên khi chuyển tư thế, khi ho hoặc hắt hơi…
Vị trí của ruột thừa cũng rất đa dạng vì vị trí ruột thừa ở mỗi người là khác nhau. Bởi vậy tùy vị trí mà người bệnh sẽ có cảm nhận vị trí đau khác nhau: Đau dưới hạ sườn phải (ruột thừa dưới gan), đau hông lưng (ruột thừa sau manh tràng), đau hạ vị (ruột thừa thể tiểu khung),…
Tính chất của cơn đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Thuốc đang dùng, sức chịu đựng của người bệnh, sức đề kháng của người bệnh, tình trạng bệnh lý người bệnh…
Đau ruột thừa không cố định ở một điểm mà tùy theo vị trí ruột thừa của từng người
1.2 Triệu chứng đau ruột thừa: Sốt
Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh có thể bị sốt nhẹ khoảng 38 độ C. Nếu như viêm ruột thừa kèm theo biến chứng viêm phúc mạc thì tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, gây nên triệu chứng sốt cao.
1.3 Rối loạn tiêu hóa
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện khi viêm ruột thừa như:
– Chán ăn/ăn không ngon
– Nôn/buồn nôn
– Tiêu chảy
– Hiếm khi xuất hiện táo bón
Triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng tuy không phải triệu chứng cố định nhưng gần như luôn xuất hiện khi viêm ruột thừa cấp. Triệu chứng này nhiều đến mức các chuyên gia nhận định nếu không có triệu chứng chán ăn thì cần xem lại chẩn đoán viêm ruột thừa.
Thứ tự xuất hiện các triệu chứng là chán ăn sau đó đau bụng và cuối cùng là nôn ói. Nếu triệu chứng nôn ói xuất hiện trước khi đau thì cũng cần xem xét lại chẩn đoán.
2. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Ruột thừa là một đoạn ruột hẹp, kín, dài khoảng vài centimet và bám dính vào đoạn đầu tiên của ruột già (manh tràng). Nhiều người cho rằng viêm ruột thừa xảy ra do tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng. Hiện tượng này xảy ra do tích tụ nhiều dịch nhầy trong lòng ruột thừa. Tích nghẽn có thể do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy hay phân đi vào ruột thừa trở nên cứng và làm tắc lỗ thông.
Hiện tượng phân cứng lại như đá gọi là sỏi phân, làm tắc nghẽn lỗ thông ruột thừa và manh tràng. Có thể xuất hiện hiện tượng mô bạch huyết ruột thừa bị phù làm tắc nghẽn ruột thừa.
Khi tắc nghẽn, các vi khuẩn trong ruột thừa xâm lấn lên thành ruột thừa. Cơ thể sẽ đáp ứng hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công vi khuẩn, được gọi là viêm.
Nếu viêm lan rộng thì thành ruột thừa sẽ vỡ ra, nhiễm trùng lan rộng vào ổ bụng. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm trùng giới hạn vùng nhỏ quanh ruột thừa. Đôi khi hiện tượng viêm ở ruột thừa có thể tự khỏi mà không cần phẫu thuật nếu không lan vào ổ bụng. Các triệu chứng đau dạ dày sẽ biến mất. Tuy nhiên trường hợp này có thể gặp ở người lớn tuổi đang sử dụng kháng sinh.
Tìm hiểu thêm: Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Ruột thừa viêm gây đau và dễ dẫn tới biến chứng
3. Chẩn đoán viêm ruột thừa
Do tính đa dạng của triệu chứng đau ruột thừa mà bệnh viêm ruột thừa có thể rất dễ hoặc rất khó chẩn đoán. Thực tế không có dấu hiệu lâm sàng hay xét nghiệm nào có thể chẩn đoán một cách chính xác bệnh viêm ruột thừa trong mọi trường hợp.
Việc chẩn đoán sẽ được kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm. Mặc dù kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và nội soi ổ bụng đã có phát triển vượt bậc nhưng vẫn có tỷ lệ chẩn đoán nhầm viêm ruột thừa.
4. Tiên lượng cho đau ruột thừa
Nếu không được phẫu thuật hoặc điều trị kháng sinh sớm, tỷ lệ tử vong cho viêm ruột thừa có thể lên tới trên 50%. Nếu được phẫu thuật sớm, tỷ lệ tử vong dưới 1%, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn nhanh chóng. Trong trường hợp có biến chứng vỡ hoặc có sự xuất hiện của áp xe, tuổi cao thì người bệnh có thể cần phẫu thuật lặp lại với thời gian hồi phục kéo dài hơn.
5. Điều trị triệu chứng đau ruột thừa
Nguyên tắc điều trị viêm ruột thừa cấp ưu tiên nhất là cắt bỏ ruột thừa. Việc này cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi có chẩn đoán. Đặc biệt là các trường hợp viêm ruột hoại tử hay thủng ruột gây viêm phúc mạc. Trong trường hợp chưa chẩn đoán viêm ruột thừa nhưng người bệnh có những cơn đau giống đau ruột thừa. Đồng thời đau ngày càng diễn tiến nặng thì vẫn có thể khuyến cáo phẫu thuật. Tránh các biến chứng đáng ngại của bệnh.
Ở những khu vực xa xôi, không đủ điều kiện, với những bệnh nhân có nguy cơ cho việc mổ hoặc từ chối mổ thì có thể điều trị kháng sinh đối với viêm ruột thừa cấp không biến chứng. Tuy nhiên điều trị kháng sinh có tỷ lệ thất bại vẫn phải chuyển phẫu thuật. Cần theo dõi chặt chẽ và kéo dài hơn so với phẫu thuật và hiệu quả cũng giảm dần theo thời gian.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng đậu rồng
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm
6. Cần làm gì khi xuất hiện các triệu chứng đau ruột thừa
Người ở mọi lứa tuổi có thể bị đau ruột thừa. Biến chứng của bệnh nhanh và nguy hiểm hơn với trẻ em, người cao tuổi, thai phụ và người có bệnh nền. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa gần như luôn là phương pháp tối ưu nhất để điều trị.
Hiện nay, phẫu thuật nội soi đã được áp dụng ưu tiên trong điều trị đau ruột thừa, ít để lại sẹo và phục hồi vết mổ sau vài ngày. Bác sĩ có thể cần mổ hở nếu viêm nhiễm lan rộng trong ổ bụng, xuất hiện đám quánh ruột thừa hoặc áp xe.
Đau ruột thừa là bệnh cấp tính nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng đau ruột thừa, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên khám và điều trị mọi bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ tới hotline bệnh viện để được tư vấn và giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.