Điểm danh các triệu chứng ung thư đường ruột không thể bỏ qua

Có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân có triệu chứng ung thư đường ruột sớm nhưng không được chú ý đến dẫn tới bệnh nặng hơn. Đến khi được phát hiện đã ở giai đoạn muộn dẫn tới khó khăn trong điều trị.

Bạn đang đọc: Điểm danh các triệu chứng ung thư đường ruột không thể bỏ qua

1. Khái quát chung về bệnh ung thư ở đường ruột

Bệnh ung thư đường tiêu hóa hay ung thư đường ruột đều là những bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh ung thư đường ruột sẽ được điều trị hiệu quả hơn nếu người bệnh biết cách chăm sóc cơ thể và chú ý tới những bất thường nhỏ nhất để kịp thời thăm khám.

Ung thư đường ruột thường gặp nhất là ung thư ruột kết, ung thư trực tràng. Mỗi năm trên thế giới có đến 700 nghìn người chết vì căn bệnh này có nghĩa là mỗi ngày có đến 20 nghìn người chết(theo thống kê của tổ chức y tế thế giới).

Đa số bệnh nhân ung thư đường ruột thường gặp ở người lớn tuổi nhưng có một số đối tượng sẽ có nguy cơ cao hơn bao gồm: bệnh nhân phẫu thuật ung thư vú, trong gia đình có người bị ung thư đường ruột, bệnh nhân có bệnh về hậu môn… Những người có thói quen ăn uống nhiều chất béo, năng lượng, ít chất xơ và nhiều mỡ động vật… cũng có nguy cơ cao hơn.

Điểm danh các triệu chứng ung thư đường ruột không thể bỏ qua

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư

Nhiều bệnh nhân tuy khởi phát dấu hiệu sớm nhưng không chú ý đến khiến bệnh phát triển và gây khó khăn trong điều trị.

2. Tổng hợp các dấu hiệu của ung thư đường ruột

2.1 Triệu chứng ung thư trong đường ruột phổ biến – đau bụng thường xuyên

Đau bụng là một trong số những dấu hiệu ung thư tiêu hóa thường gặp và ngoài ung thư ở đường ruột thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da dày, ung thư đại trực tràng…

Đau bụng khi mới chớm bệnh thường xảy ra với tầm suất không cao và mức độ đau cũng thấp hơn. Do đó, nhiều người lầm tưởng đây là đau bởi rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường. Tuy nhiên nếu để kéo dài có thể phát triển nặng hơn và không thể điều trị với thuốc.

Những cơn đau thắt không rõ nguyên nhân là dấu hiệu rất nguy hiểm, điều đó chứng tỏ đường ruột của bạn đang có vấn đề. Có thể cơn đau gây ra bởi vi khuẩn đường ruột hoặc tế bào phát triển mạnh dẫn tới hoạt động đường ruột kém. Tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cần thăm khám sớm.

Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa ung thư dạ dày bằng cách nào?

Điểm danh các triệu chứng ung thư đường ruột không thể bỏ qua

Khi thấy những bất thường về tiêu hóa kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm

2.2 Triệu chứng ung thư ở đường ruột thường gặp – đầy hơi

Đầy hơi là dấu hiệu cho thấy hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi và những nguyên nhân khác như: ăn đồ muối chua, uống nhiều rượu bia và đồ có gas, ăn nhiều đồ chiên xào dầu mỡ… Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể dẫn tới ợ hơi.

Nhưng quan trọng hơn là đó có thể là dấu hiệu bệnh ung thư đường ruột khi những tế bào tăng sinh bất thường trong ruột dẫn tới hình thành ung thư.

Để xác định nguyên nhân cụ thể, người bệnh nên theo dõi kĩ tình trạng sức khỏe, thăm khám và phát hiện nếu có nguy cơ bệnh ung thư.

2.3 Thiếu máu

Bệnh nhân thiếu máu có nguy cơ bệnh ung thư đường ruột cao nhận thấy khi cơ thể liên tục mệt mỏi, yếu đuối thiếu sức sống.

2.4 Đi đại tiện khó, đại tiện ra máu

Triệu chứng này thường là dấu hiệu rõ ràng của bệnh ung thư bởi khối u ở đường ruột có thể xuất huyết và máu cùng phân đi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên đó cũng có thể là bệnh ung thư đại trực tràng, viêm dạ dày, ung thư dạ dày…

Những người bệnh ung thư đường ruột cũng có thể gặp bệnh táo bón, tiêu chảy, són tiêu, phân lỏng… Những biểu hiện này có thể xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh nhưng đây cũng có thể là bệnh ung thư đường ruột.

Khi đường ruột không khỏe, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay.

2.5 Nôn mửa

Tế bào ung thư đường ruột có thể phát triển bất thường dẫn tới việc nôn mửa mà không rõ nguyên nhân. So với nôn mửa do rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày; nôn mửa bởi ung thư diễn ra thường xuyên và kéo hơn.

Cơ thể người bệnh có thể mất nước, sụt cân bất thường, tăng nồng độ axit cho dạ dày.

Điểm danh các triệu chứng ung thư đường ruột không thể bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Chỉ số CA 153 cao có phải bị ung thư vú?

Buồn nôn là triệu chứng ung thư đường ruột phổ biến

2.6 Sút cân bất thường và đột ngột

Thường xuyên nôn mửa, tiêu chảy có thể khiến người bệnh mệt mỏi và chán ăn. Điều này cũng khiến người bệnh xanh xao và thiếu sức sống hơn hẳn so với bình thường và sụt cân nhanh chóng. Đây cũng là dấu hiệu bệnh ung thư đường ruột cần nhớ.

3. Làm thế nào để phát hiện sớm những dấu hiệu ung thư ở đường ruột?

Đối với những người có nguy cơ bệnh cao từ: tuổi tác, giới tính, bệnh lý tiêu hóa nền, gia đình có người mắc ung thư… thì cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra để tránh những nguy hiểm đến từ căn bệnh này.

Đồng thời người bệnh cũng cần lưu ý luôn chú ý những biểu hiện tiêu hóa bất thường của cơ thể để khám ngay và nếu bị bệnh sẽ được can thiệp sớm tránh di căn và những ảnh hưởng của bệnh.

Bên cạnh đó, mỗi người cần xây dựng chế độ sống và ăn uống khoa học hơn để ngăn chặn sớm những nguy cơ bệnh xảy ra, cụ thể bao gồm xây dựng những thói quen tích cực như sau:

– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh hoặc đồ chiên xào dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, ít uống bia rượu…

– Không nên ăn nhiều đồ muối chua, những đồ lên mên có hại để bảo vệ hệ tiêu hóa(dưa muối, củ cải muối, kim chi…)

– Ngủ đủ giấc và hạn chế làm việc quá sức để tránh cơ thể bị mỏi mệt dẫn tới đề kháng kém dễ gây bệnh

– Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh lý về đường ruột như: viêm loét, polyp hay những bệnh đường ruột từ vi khuẩn hp…

– Thường xuyên khám sức khỏe để phát hiện sớm những bệnh lý và có hướng xử lý kịp thời.

Triệu chứng ung thư đường ruột có thể phát hiện sớm thông qua theo dõi và thăm khám kịp thời, do đó, khi thấy 2 trong số 8 dấu hiệu trên thì có thể bạn đã mắc ung thư tiêu hóa. Hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm với phác đồ trúng đích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *