“Điểm mặt” nguyên nhân gây đau khớp gối

Đau khớp gối là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hoặc các bệnh lý xương khớp liên quan. Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị sớm. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng đau ở vùng khớp gối.

Bạn đang đọc: “Điểm mặt” nguyên nhân gây đau khớp gối

1. Đau khớp gối do nguyên nhân gì gây ra?

Khớp gối là phần liên kết ba bộ phận: trục xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Khớp gối có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cho cơ thể, giúp các hoạt động di chuyển dễ dàng và linh hoạt. Hoạt động khớp gối yêu cầu sự phối hợp đồng thời giữa các thành phần cơ, gân, dây chằng, sụn khớp và các lớp bao khớp. Chính vì sự linh hoạt của khớp gối sẽ làm cho bộ phận này dễ bị chấn thương.

1.1. Đau khớp gối do chấn thương

Chấn thương đầu gối gây ảnh hưởng đến dây chằng, gân hoặc các sụn và gây ra tình trạng đau ở khớp gối. Các chấn thương thường gặp ở khớp gối gồm:

– Bị gãy xương

– Bị trật xương khớp gối

– Bị viêm gân bánh chè

1.2. Các bệnh liên quan đến khớp gối

– Bệnh thoái hóa khớp gối: là tình trạng hao mòn tự nhiên ở các sụn đầu gối khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Khi sụn bị tổn thương sẽ dẫn tới các cơn đau tăng dần, từ đau âm ỉ đến đau liên tục, dữ dội.

– Bệnh viêm khớp dạng thấp: đây là căn bệnh tự miễn, theo đó hệ thống miễn dịch tấn công vào một số khớp trong cơ thể trong đó có cả khớp gối. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng sưng đỏ và đau ở khớp gối.

– Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: khi khớp gối bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới tình trạng sưng viêm và gây đau nhức. Tình trạng nhiễm trùng rất dễ trở nặng nên người bệnh cần chú ý điều trị kịp thời.

“Điểm mặt” nguyên nhân gây đau khớp gối

Đau nhức khớp gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm do chấn thương hoặc các bệnh lý khác gây nên

1.3. Đau khớp gối do bệnh Gout

Bệnh gout có thể gây hiện tượng sưng, đỏ và đau tại các khớp. Đây là kết quả của sự tích tụ của các tinh thể axit uric bên trong khớp. Những tinh thể siêu nhỏ đó sẽ tích tụ ở các mô mềm của khớp, gây hiện tượng đau khớp gối. Bên cạnh đó còn làm cho vùng khớp sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát.

1.4. Người bị hoại tử vô mạch ở vùng đầu gối

Hoại tử vô mạch là hiện tượng mô xương bị chết do thiếu hụt nguồn cung cấp máu. Nếu tình trạng này xảy ra ở đầu gối thì người bệnh sẽ bị sưng khớp gối và cảm thấy đau nhức ở bộ phận này.

Hoại tử vô mạch ở khớp gối thường xuất hiện sau khi người bệnh gặp một chấn thương. Tuy nhiên, những người bị loãng xương hoặc mắc các bệnh xương khớp cũng có thể gặp phải tình trạng này.

1.5. Các yếu tố gây đau nhức khớp gối khác

– Béo phì, thừa cân: đây là nguyên nhân dẫn tới sự căng thẳng cho khớp gối ngay cả trong những hoạt động thường ngày như đi bộ, leo cầu thang. Người bị béo phì cũng dễ có nguy cơ bị viêm xương khớp hoặc thoái hóa khớp gối.

– Khớp gối thiếu sự linh hoạt: khi cơ bắp và các khớp mạnh mẽ sẽ giúp bạn ổn định và có thể chuyển động linh hoạt. Việc khớp gối thiếu tính linh hoạt dẫn tới các cơn đau và làm gia tăng nguy cơ chấn thương.

– Đặc thù một số môn thể thao và nghề nghiệp: một số người chơi trượt tuyết, bóng rổ hay những người làm các việc liên quan đến bê vác, xây dựng… có nguy cơ cao đau ở khớp gối do có sự tác động mạnh, thường xuyên lên các khớp gối.

2. Ai dễ bị đau nhức khớp gối?

– Người cao tuổi: người bắt đầu bước vào tuổi già thường dễ gặp tình trạng đau nhức ở các khớp do chức năng của cơ thể và sức đề kháng đã bị giảm sút đi đáng kể. Các bệnh lý về xương khớp thường phổ biến ở người cao tuổi, trong đó khớp gối là bộ phận bị tác động nhiều, dễ mắc các bệnh lý.

Phần lớn người cao tuổi bị đau ở khớp gối là biểu hiện của viêm khớp, thoái hóa khớp gối hay gout. Những căn bệnh này thuộc dạng khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày trong đó có hạn chế đi lại. Chính vì vậy, ngay khi có triệu chứng bất thường người bệnh cần đi khám sớm để ngăn ngừa bệnh trở nặng cũng như nâng cao khả năng điều trị.

– Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng thuộc nhóm nguy cơ cao do trọng lượng phần bụng gây áp lực xuống chi dưới đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Thông thường cơn đau sẽ hết sau khi sinh hoặc khi người mẹ nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi sau khi sinh con hoặc khi đã nghỉ ngơi mà cơn đau không thuyên giảm thì các mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

– Thanh thiếu niên hay trẻ em: Đây cũng có thể là đối tượng dễ bị đau khớp gối. Các cơn đau vùng khớp gối ở độ tuổi này thường do các hoạt động có tác động mạnh tới xương khớp như chơi thể thao, chạy nhảy… Bố mẹ không nên chủ quan khi con bị đau sưng khớp gối vì bệnh rất dễ chuyển biến thành viêm khớp.

3. Phương pháp chẩn đoán đau ở vùng khớp gối

– Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin bao gồm:

+ Đau ở vị trí nào?

+ Cơn đau bắt đầu từ khi nào, đau theo cơn hay đau âm ỉ kéo dài, thời điểm nào hay đau nhất?

+ Đầu gối có xuất hiện các triệu chứng như sưng đỏ hay có vết bầm tím không?

+ Người thân cận huyết có ai mắc các bệnh lý xương khớp hay không?

– Phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay gồm:

+ Chụp X-quang: mục đích phát hiện gãy xương, bệnh thoái hóa khớp

+ Chụp CT: để quan sát cấu trúc, tình trạng khớp rõ hơn, chẩn đoán các vấn đề xương, gãy xương.

+ Chụp MRI: xác định chấn thương mô mềm như dây chằng, gân, sụn, cơ.

+ Siêu âm: đánh giá chi tiết các tổn thương bên trong.

– Phương pháp xét nghiệm máu với mục đích phát hiện nguyên nhân đau khớp gối có phải do nhiễm trùng hoặc viêm khớp gối hay không.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân nhức mỏi chân vào buổi sáng và cách phòng tránh

“Điểm mặt” nguyên nhân gây đau khớp gối

Không chủ quan với tình trạng đau sưng khớp gối, nên đi khám sớm để có hướng điều trị phù hợp

4. Phương pháp giảm đau, điều trị đau nhức khớp gối

Để chấm dứt được tình trạng đau khớp gối thì việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh vô cùng quan trọng. Khi xác định được nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả. Nếu tình trạng đau nhức nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau như sau:

– Dành thời gian nghỉ ngơi một vài ngày để giảm áp lực lên đầu gối và tránh gây ra những tổn thương mới.

– Chườm lạnh hoặc chườm nóng giúp giảm sưng viêm cho khớp gối. Không chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh, mỗi lần chườm khoảng 10 phút.

– Kê chân lên cao khi nằm để giảm sưng.

– Mát xa nhẹ nhàng vùng đầu gối và chân để giảm đau.

“Điểm mặt” nguyên nhân gây đau khớp gối

>>>>>Xem thêm: Thay khớp gối toàn phần: Quy trình và các lưu ý cần biết

Chườm lạnh, chườm nóng là phương pháp giúp giảm sưng, đau vùng gối hiệu quả

Nhìn chung đau nhức khớp gối chỉ thoáng qua nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp. Khi tình trạng đau không thuyên giảm, bệnh nhân không nên chần chừ mà hãy nhanh chóng đến chuyên khoa Cơ xương khớp ở các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán điều trị sớm. Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm sưng vì dễ gây ra tình trạng giấu triệu chứng, khiến quá trình điều trị giảm chất lượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *