Viêm lợi là vấn đề răng miệng phổ biến chỉ sau sâu răng. Hầu hết mỗi người trong chúng ta ít nhất đều từng bị viêm lợi 1 lần dù chỉ là ở mức độ rất nhẹ. Thông thường ở mức độ nhẹ này, người bệnh có thể tự khỏi hoặc cải thiện tình trạng nhờ một số giải pháp đơn giản. Dưới đây là những cách trị viêm lợi hiệu quả bạn nên bỏ túi ngay, tránh trường hợp không điều trị khiến viêm lợi nặng hơn, nguy cơ cao gây biến chứng.
Bạn đang đọc: Điểm mặt những cách trị viêm lợi hiệu quả nhất
1. Viêm lợi là bệnh gì?
Viêm lợi là tình trạng lợi bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương
Viêm lợi là tình trạng lợi bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, viêm nhiễm, tổn thương tại chỗ. Thông thường viêm lợi thường xảy ra tại các vị trí răng bị sâu, răng có cao răng đóng lớp dày, xâm lấn vào vị trí lợi, tổn thương lợi do các tác động vật lý và không được vệ sinh đúng cách,… Tất cả các trường hợp này có một điểm chung là đều có sự tham gia của vi khuẩn – “thủ phạm” hàng đầu khiến cho viêm lợi xảy ra.
Khi các lỗ răng sâu, mảng bám, cao răng càng tồn tại lâu, không được xử lý, điều trị thì càng trở thành “ổ” để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và hoành hành. Tùy vào mức độ vi khuẩn, thời gian từ khi bắt đầu có dấu hiệu bệnh mà viêm lợi có thể diễn biến nặng hoặc nhẹ. Mặc dù không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm nhưng viêm lợi lại đem đến những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp của người bệnh.
2. Biểu hiện của bệnh viêm lợi
Xét theo các tiêu chí cơ bản, lợi được đánh giá là khỏe mạnh khi nó có màu hồng nhạt, không sưng, không tấy đỏ, không bị dễ chảy máu khi đánh răng, ăn uống… Từ đó chúng ta có thể phát hiện các biểu hiện bất thường ở lợi, các dấu hiệu cho thấy lợi không được khỏe mạnh hay cụ thể hơn là lợi đang bị viêm như sau:
– Lợi có màu đỏ, đỏ càng đậm mức độ viêm càng nghiêm trọng.
– Lợi sưng tấy, phồng lên, phì đại.
– Cao răng, mảng bám nhiều, tập trung nhất là ở các vị trí răng có lợi sưng đỏ.
– Tụt lợi, răng có dấu hiệu lung lay
– Miệng có mùi hôi
– Chảy máu tự nhiên khi hoạt động ăn uống hay đánh răng.
Các biểu hiện của bệnh viêm lợi khá rõ ràng và đều có thể dễ dàng phát hiện. Tuy nhiên vì ảnh hưởng ban đầu của các triệu chứng này không nặng nề nên nhiều người bệnh chủ quan không điều trị, hoặc tự ý điều trị sai cách khiến bệnh không những không khỏi mà còn có thể diễn biến nặng hơn
Một số biến chứng nghiêm trọng mà viêm lợi có thể gây ra bao gồm: viêm nha chu, ảnh hưởng quá trình mọc răng của trẻ, phá hủy, tiêu xương hàm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, nhiễm trùng máu, nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai…
3. Cách trị viêm lợi tại nhà
Viêm lợi là bệnh lý răng miệng không có những biểu hiện quá nặng và có thể cải thiện dễ dàng nếu như bạn có phương pháp chăm sóc phù hợp. Sử dụng các loại thảo mộc, nguyên liệu tự nhiên để điều trị và cải thiện các dấu hiệu bệnh là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn vì hiệu quả nó đem lại tốt ngoài mong đợi. Dưới đây là những cách trị viêm lợi rất đơn giản với những nguyên liệu sẵn có trong bếp, không tốn kém nhưng lại khá hiệu quả nếu bạn bắt đầu áp dụng sớm và duy trì đều đặn.
3.1 Súc miệng nước muối
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh ung thư gan
Muối có tác dụng rất tốt trong việc gairm sưng viêm
Muối được biết đến với khả năng sát khuẩn, giảm viêm rất tốt mà gia đình nào cũng có sẵn. Vì vậy, dùng nước muối để vệ sinh răng miệng là cách trị viêm lợi dễ dàng, đơn giản nhất và đem lại hiệu quả đáng kể.
Bạn có thể pha một chút muối sạch vào nước ấm sao cho không quá mặn.súc miệng 2 lần/ngày để loại bỏ những mảng bám và làm sạch lợi, giảm tình trạng viêm, sưng tấy.
3.2 Cách trị viêm lợi bằng nước cốt chanh
Trong nước cốt chanh có chứa thành phần kháng viêm nên khả năng cải thiện các bệnh nhiễm trùng nhẹ, ví dụ như viêm lợi rất hiệu quả. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C cao có trong chanh cũng hỗ trợ lợi răng trong việc chống lại các bệnh viêm nhiễm.
Cách sử dụng nước cốt chanh đẻ trị viêm lợi rất đơn giản. Bạn chỉ cần vắt lấy nước cốt chanh, hòa thêm một chút muối hạt, khuấy đều cho tan hết. Sau đó thoa hỗn hợp này lên phần lợi đang bị sưng viêm và để ngấm trong vài phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhất.
3.3 Cách trị viêm lợi bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu đem lại nhiều lợi ích và được ưa chuộng sử dụng trong chế biến thực phẩm, chữa bệnh hay làm đẹp. Và viêm lợi cũng là một trong số các bệnh mà mật ong có thể hỗ trợ điều trị. Trong mật ong có chứa nhiều dưỡng chất và một số chất kháng khuẩn, giảm viêm tự nhiên hiệu quả, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và từ đó viêm lợi sẽ dần phục hồi.
Với tình trạng viêm lợi nhẹ, nhất là trẻ nhỏ khi không muốn sử dụng thuốc hoặc khó hợp tác khi sử dụng nước cốt chanh do có vị chua nhiều thì cha mẹ có thể sử dụng mật ong để điều trị tại nhà.
Dưới đây là một số cách sử dụng mật ong để chữa viêm lợi:
– Dùng vào buổi sáng sau khi đã đánh răng:
Sau khi đánh răng sạch, bạn hãy bôi mật ong trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm và để yên trong 15 – 20 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch. Duy trì thực hiện phương pháp này 3 lần mỗi ngày, tình trạng viêm lợi sẽ được cải thiện đáng kể.
– Kết hợp với chanh:
Ngoài cách bôi trực tiếp trên, bạn có thể kết hợp với chanh để tạo thành dung dịch súc miệng. Cách làm cũng cực kì đơn gian, bạn pha mật ong với nước cốt chanh và nước ấm thành dung dịch loãng. Sau khi đánh răng, bạn sử dụng dung dịch này súc miệng trong khoảng 10 phút. Phương pháp này giúp tình trạng sưng đỏ và chảy máu lợi giảm rõ rệt chỉ trong 3 ngày.
3.4. Cách trị viêm lợi bằng lá trầu không
Trong lá trầu không tươi có chứa thành phần peta-phenol và chavicol với tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn trong răng miệng. Vì thế, lá trầu không rất hay được dùng trong điều trị viêm lợi và nhiều bệnh lý răng miệng khác.
>>>>>Xem thêm: Hành trình vượt hơn 100km đi đẻ của mẹ bầu mang song thai bị thiếu ối
Có nhiều cách sử dụng lá trầu không để cải thiện viêm lợi
Điều trị viêm lợi bằng lá trầu không có những cách sau:
– Súc miệng với nước đun lá trầu không:
Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát, sau đó đun với nước sạch để lấy tinh chất. Dùng nước đun này súc miệng 2 lần/ngày, mỗi lần 5 – 10 phút. Nước đun khi chưa sử dụng hết có thể bảo quản trong tủ lạnh cho những lần tiếp theo.
– Đắp lá trầu không:
Rửa sạch lá trầu không rồi giã nát, sau đó đắp lá trầu trực tiếp lên vị trí bị viêm lợi trong 10-15 phút để tinh chất ngấm và phát huy tác dụng. Lưu ý, sau khi đắp trong 30 phút, nên tránh uống nước hay súc miệng để tinh chất từ lá trầu không tiếp tục ngấm vào lợi và giảm viêm tốt nhất.
– Súc miệng với rượu lá trầu không:
Rửa sạch lá trầu không và giã nát cùng với muối rồi đổ thêm một lượng rượu trắng ngập qua mặt hỗn hợp, ngâm trong 15 phút. Sau đó gạn lấy dung dịch rượu đã ngâm súc miệng trong 2-3 phút.
3.5 Cách trị viêm lợi với lô hội
Lô hội (hay còn gọi là nha đam) từ lâu đã được biết đến với tác dụng giảm viêm, làm dịu da nên rất được ưa chuộng trong làm đẹp nhưng ít ai biết rằng tác dụng làm dịu sưng viêm đó còn có hiệu quả trong điều trị viêm lợi.
Cách chữa này cực kì đơn giản, bạn chỉ cần lấy một chút gel lô hội xoa trực tiếp lên vùng lợ đang bị viêm và để đó trong 15 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Ngoài ra bạn có thể uống nước ép lô hội mỗi ngày vì nó cũng giúp hạn chế tình trạng sưng tấy, viêm đỏ của lợi.
Với những trường hợp viêm lợi nhẹ ở cả người lớn và trẻ em, hầu hết sẽ cải thiện, thậm chí có thể khỏi hẳn khi áp dụng những phương pháp trên. Tuy nhiên nếu việc chăm sóc răng miệng hàng ngày của bạn không đảm bảo hoặc không kĩ càng, bệnh viêm lợi vẫn hoàn toàn có thể tái phát. Do vậy nếu bệnh kéo dài hoặc có biểu hiện sưng đau nghiêm trọng hay có mủ, bạn không nên coi nhẹ và tiếp tục điều trị tại nhà mà hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được khám và điều trị.
4. Cách trị viêm lợi tại nha khoa
Sử dụng các cách chữa viêm lợi tại nhà đơn thuần chỉ giúp bạn hạn chế triệu chứng sưng đau hoặc phù hợp chữa trị những trường hợp viêm nhẹ chứ không trị khỏi tận gốc khi viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Để có thể chắc chắn điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu khi mới viêm và rút ngắn thời gian điều trị, bạn cần đến nha khoa để các bác sĩ kê thuốc điều trị.
Thông thường, để hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa thực sự cần thiết, ở giai đoạn đầu điều trị, sử dụng nước súc miệng chuyên biệt là biện pháp được nha sĩ ưu tiên hàng đầu. Các loại dung dịch nước súc miệng chuyên biệt được các nha sĩ khuyên dùng thường chứa các chất kháng khuẩn như hexetidin, chlorhexidin, chlorinedioxid, zin gluconat,… giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng cũng như làm sạch toàn bộ khoang miệng.
Khi nước súc miệng chuyên biệt không đem lại tác dụng điều trị thì thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định. Thông thường có một số nhóm kháng sinh hay được sử dụng bao gồm: Nhóm thuốc kháng sinh (macrolid, beta-lactam,…), thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, meloxicam, diclophenac,…), nhóm thuốc corticosteroid (dexamethason, prednisolon,…), thuốc giảm đau thông thường (aspirin, paracetamol,…)
Tuy nhiên không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để chữa viêm lợi vì có thể khiến bệnh nặng hơn và kháng kháng sinh do không sử dụng đúng cách và liều lượng. Chính vì vậy, cách trị viêm lợi hiệu quả nhất đó là đi khám nha sĩ định kì hoặc ngay khi có dấu hiệu bệnh để điều trị từ sớm, đem lại khả năng hồi phục tối đa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.