Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp thường được áp dụng với những trường hợp bệnh khẩn cấp hoặc cần đánh giá chi tiết tình trạng bệnh lý. Từ đó đưa ra các hướng điều trị phù hợp và kịp thời. Vậy trước khi thực hiện, người bệnh cần lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết để nắm rõ những điều cần lưu ý trước khi chụp CT cắt lớp vi tính.
Bạn đang đọc: Điều cần biết khi thực hiện phương pháp chụp CT cắt lớp
1. Tìm hiểu về phương pháp chụp CT cắt lớp
1.1. Chụp CT cắt lớp vi tính là gì?
Chụp cắt lớp vi tính CT là phương pháp sử dụng nhiều tia X chụp các góc khác nhau trên cơ thể, đồng thời kết hợp với máy tính để tạo ra hình ảnh cắt lát của xương, các mô mềm và mạch máu ở các bộ phận khác nhau bên trong cơ thể. Hình ảnh này trên máy tính có thể dưới dạng 2D hoặc 3D. Do vậy hình ảnh chụp bằng CT được đánh giá chi tiết hơn nhiều so với chụp X – quang thông thường. Vì vậy, chụp CT có thể được sử dụng để:
– Đánh giá những chấn thương bên trong, tình trạng chảy máu trong do tai nạn hoặc nguyên nhân khác.
– Xác định vị trí cục máu đông nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, xuất huyết hoặc các tình trạng khác.
– Hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề tim mạch như bệnh động mạch vành, chứng phình động mạch.
– Phát hiện các dấu hiệu bất thường ở não bộ như suy giảm nhận thức và nguyên nhân gây suy giảm nhận thức.
– Chẩn đoán các tổn thương cơ xương như loãng xương, u xương, gãy xương.
– Phát hiện và theo dõi các bệnh lý về phổi như viêm phổi, khí phế thủng, tắc mạch phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi, u phổi.
– Phát hiện ung thư, hỗ trợ điều trị và theo dõi quá trình điều trị ung thư theo các giai đoạn.
Chụp CT cắt lớp là phương pháp tối ưu để chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm
1.2. Các kỹ thuật chụp CT cắt lớp vi tính được áp dụng hiện nay
Hiện nay, kỹ thuật chụp CT ngày càng hiện tại với ngày càng nhiều lát cắt. Chụp cắt lớp càng nhiều dãy sẽ cho ra nhiều lát cắt tương ứng, đem lại đa dạng góc nhìn về cơ quan được chụp. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tối đa cho quá trình thăm khám, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh của bác sĩ.
Chụp CT 32 dãy
Chụp CT 32 dãy là kỹ thuật chụp CT cơ bản nhất với 32 lát cắt mỏng (có thể đạt tới 0,6mm) giúp hình ảnh chụp sắc nét, đặc biệt không bỏ qua những tổn thương nhỏ mà kỹ thuật chụp CT cắt lớp cũ thường mắc phải.
Chụp CT 64 dãy
Kỹ thuật chụp CT 64 dãy ra đời sau nên được tích hợp nhiều chức năng vượt trội hơn so với kỹ thuật 32 dãy. Trong khoảng thời gian ngắn kỹ thuật này có thể chụp được 64 lát cắt mỏng (0,6mm), cho ra hình ảnh rõ ràng, sắc nét cho dù là những tổn thương rất nhỏ. Hơn nữa, kỹ thuật này cũng có thể tìm ra các dấu hiệu chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh lý ung thư mới khởi phát.
Kỹ thuật chụp cắt lớp 64 dãy cũng giúp giảm đáng kể liều tia xạ X đến người bệnh, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư hay những tác hại đến sức khỏe khác mà người bệnh thường hay lo lắng.
Chụp CT 128 dãy
Được xem là phiên bản nâng cấp hơn hẳn so với các đời trước, chụp CT cắt lớp 128 dãy cho ra 128 lát cắt mỏng với hình ảnh rõ nét, phân giải được cả mô mềm và thời gian chụp rút ngắn hơn.
Hiện nay, kỹ thuật chụp CT 128 dãy được áp dụng tối ưu trong việc khám lâm sàng với khả năng chụp CT toàn thân. Chụp CT 128 dãy phát huy công dụng rõ rệt trong việc chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe con người. Từ hình ảnh chụp, bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý liên quan về thần kinh, sọ xoang, vùng đầu hay về tim mạch, các chi, ngực, vùng bụng chậu, xương khớp, mô mềm,… và cả ung thư.
2. Quá trình chụp CT cắt lớp có tốn nhiều thời gian hay không?
Toàn bộ quy trình chụp CT có thể diễn ra trong khoảng từ 20 phút đến 1 giờ. Quá trình thực hiện chụp CT cắt lớp sẽ bao gồm chu trình 3 bước được thực hiện cụ thể như sau:
2.1. Trước khi chụp CT
Trước khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng để kiểm tra tình trạng sức khỏe và hỏi đáp về tiền sử bệnh lý của người bệnh.
Tùy vào bộ phận cần chụp CT, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng chất cản quang. Thuốc này có tác dụng làm sáng vùng cần kiểm tra, giúp các cấu trúc bên trong hiển thị rõ ràng hơn trên màn hình.
Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra và chuẩn bị, người bệnh sẽ được dẫn đến phòng chụp. Kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh cởi bỏ quần áo và thay áo choàng chuyên dụng và tháo bỏ toàn bộ đồ trang sức, phụ kiện có chất liệu kim loại (bao gồm cả kính và răng giả).
Tìm hiểu thêm: Những điều bạn cần biết về phương pháp nội soi tai mũi họng
Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được thay trang phục và hỏi đáp về tiền sử bệnh lý trước đây
2.2. Trong khi chụp CT
Kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh nằm ngửa trên bàn máy chụp CT, điều chỉnh tư thế nằm cho người bệnh để có kết quả chụp chính xác nhất. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ rời khỏi phòng chụp và đi vào phòng điều khiển.
Hệ thống máy chụp từ từ đưa người bệnh vào sâu trong máy, máy chụp sẽ phát ra các chùm tia X và chiếu lên vùng cần kiểm tra, các đầu dò kích thước nhỏ bên trong có tác dụng đo đạc số lượng tia X xuyên qua đó. Mỗi vòng quay sẽ tạo ra những hình ảnh về các lát mỏng của cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình chụp người bệnh có thể nghe thấy tiếng lách cách, vo ve và tiếng ồn ào trong quá trình quét chụp.
2.3. Sau khi chụp CT
Khi quá trình chụp CT kết thúc, bệnh nhân sẽ được đưa ra khỏi máy và hình ảnh sẽ được gửi đến bác sĩ để đọc kết quả. Kết quả chụp CT được coi là bình thường nếu không nhìn thấy bất kỳ khối u, cục máu đông, gãy xương hoặc bất thường khác trong hình ảnh. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thêm xét nghiệm hoặc điều trị, tùy thuộc vào loại bất thường được tìm thấy.
>>>>>Xem thêm: Nội soi gây mê có hại không? Có nên thực hiện thường xuyên?
Sau khi trả kết quả, bác sĩ sẽ chẩn đoán và tư vấn điều trị (nếu có) cho người bệnh
3. Chụp cắt lớp vi tính có nguy hiểm hay không?
Đánh giá từ phía chuyên gia, chụp cắt lớp vi tính là phương pháp tương đối an toàn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thấp. Tuy nhiên, người bệnh cần xác định đây không phải kỹ thuật an toàn tuyệt đối và chỉ nên thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ.
Chụp CT khiến người bệnh phải tiếp xúc với nhiều bức xạ hơn X quang thông thường, nguy cơ ung thư có thể tăng lên theo thời gian nếu thực hiện nhiều lần. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư do bức xạ gây ra là rất nhỏ nếu bạn chỉ chụp một lần.
Ngoài ta việc thực hiện chụp CT ở những cơ sở y tế uy tín cũng phần nào giảm bớt các nguy cơ khi chụp. Bởi hệ thống máy móc mới nhất giúp giảm thiểu ảnh hưởng bức xạ đến cơ thể và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp điều chỉnh liều lượng chụp phù hợp và an toàn nhất đến cơ thể người bệnh. Một trong những địa chỉ uy tín mà người bệnh có thể tham khảo có thể kể đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chất lượng, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi thực hiện chụp CT tại đây.
Trên đây là những lưu ý cần biết khi chụp CT cắt lớp, mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn.