Vacxin viêm não mô cầu được nghiên cứu để bảo vệ con người khỏi bệnh viêm não mô cầu. Để hiểu hơn về bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này và cách phòng ngừa chúng, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để có thêm các thông tin hữu ích nhé!
Bạn đang đọc: Điều cần biết về vacxin viêm màng não mô cầu và cách phòng ngừa
1. Vi khuẩn não mô cầu nguy hiểm như thế nào?
Viêm màng não mô cầu gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis với các biểu hiện lâm sàng như: viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, hay viêm phổi do vi khuẩn. Vi khuẩn não mô cầu có khả năng lây truyền thông qua đường hô hấp, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ người mang vi khuẩn. Cũng chính vì thế mà khả năng phát tán bệnh giữa cộng đồng rất nhanh, nhất là ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại…
Tại Việt Nam bệnh lưu hành rải rác ở khắp các địa phương, nhất là các khu vực xã vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, thường tập trung vào các mùa thu, đông xuân.
Nhiều trường hợp nhiễm não mô cầu mà không có triệu chứng lâm sàng
Viêm màng não mô cầu thường xuất hiện với những triệu chứng nặng nề như: sốt, đau đầu, và cảm giác gáy cứng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể trải qua buồn nôn, nôn mửa, sợ ánh sáng, và lơ mơ. Phát ban dạng xuất huyết hoặc hoại tử là dấu hiệu đặc trưng ngay sau khi bệnh khởi phát. Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1991-2000 đạt khoảng 2,3/100.000 dân, đưa nó vào danh sách 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất với con số 0,03/100.000 dân. Đối với những người bệnh may mắn hồi phục, khoảng từ 10% đến 20% vẫn có thể phải đối mặt với các di chứng nặng nề như mất thính lực vĩnh viễn, suy giảm trí tuệ, hoặc giảm khả năng vận động.
Tính đến nay, các nhà khoa học đã phân loại thành khoảng 13 nhóm huyết thanh dựa trên vỏ polysaccharide. Trong số này, các tuýp A, B, C, Y, X, và W thường là nguyên nhân chủ yếu của các đợt dịch bệnh trên toàn cầu. Tại Việt Nam, các tuýp A, B, C, Y và W-136 thường gây bệnh, với tuýp A là phổ biến hơn cả.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhóm người dưới 30 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đang đối mặt với nguy cơ cao hơn. Bệnh có tỷ lệ tử vong lớn và diễn tiến nhanh chóng, nên việc tiêm phòng là biện pháp hiệu quả tối ưu để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
2. Các loại vacxin viêm não mô cầu phổ biến
Hiện vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, do đó mà tỷ lệ chủng ngừa ở nước ta vẫn chưa cao khiến cho người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào.
2.1 Vacxin viêm màng não mô cầu Menactra
Vacxin Menactra được sản xuất bởi hãng vacxin Sanofi Pasteur (Pháp), được thiết kế để tạo miễn dịch chủ động chống lại vi khuẩn N. meningitidis, gây viêm não mô cầu các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 . Vi khuẩn này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, phù hợp cho trẻ em từ 9 tháng tuổi đến người lớn 55 tuổi.
Phác đồ tiêm:
– Trẻ từ 9 tháng đến
– Trẻ từ 2 tuổi đến 55 tuổi: 1 liều duy nhất.
Menactra đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi những biến chứng nguy hiểm của viêm não mô cầu.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu ngay địa chỉ tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung uy tín
Hiện nay vacxin viêm màng não mô cầu chưa được đưa vào tiêm chủng mở rộng
Lưu ý: Có thể tiêm Menactra cùng với mọi loại vắc xin khác. Nên tiêm Menactra trước vắc xin có giải độc tố bạch hầu. Khoảng cách giữa Menactra và vắc xin khác không cần quan trọng, nhưng cần xem xét nguy cơ mắc bệnh để quyết định tiêm cùng nhau hay không.
Đối với nhóm từ 15-55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh do não mô cầu, có thể tiêm liều nhắc lại Menactra sau ít nhất 4 năm từ liều tiêm trước đó.
Người đã tiêm Menigo AC cần cách Menactra ít nhất 2 tháng sau mũi cuối, không cần liều nhắc lại cho Menigo AC.
2.2 Vacxin viêm màng não mô cầu VA-Mengoc BC
Vacxin VA-Mengoc-BC, được phát triển bởi Viện Finlay (Cuba) bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ viêm màng não do Meningococcal tuýp B và C, được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi.
Phác đồ tiêm: Tiêm 2 liều cách nhau từ 6-8 tuần.
Lưu ý: Trẻ từ 9 tháng chưa tiêm VA-Mengoc BC thì cần ưu tiên tiêm Menactra trước, và lúc này không cần quan tâm tới khoảng cách giữa Menactra và VA-Mengoc BC. Vacxin Menactra và VA-Mengoc-BC không chỉ định cùng thời điểm, do đó cần hoàn tất lịch tiêm riêng của vacxin này rồi mới tiếp tục tiêm lịch tiêm vacxin kia.
Vacxin VA-Mengoc-BC đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hãy tuân thủ lịch tiêm phòng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vacxin.
3. Một số biện pháp phòng bệnh
Để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi những ảnh hưởng xấu của bệnh viêm màng não mô cầu, bên cạnh việc chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế, mỗi cá nhân cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
>>>>>Xem thêm: Giải đáp vấn đề tiêm 2 mũi viêm gan B có đủ để bảo vệ sức khỏe
Tiêm vacxin viêm não mô cầu kết hợp với các biện pháp phòng bệnh khác
– Vệ sinh cá nhân hiệu quả: Thực hiện việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, sử dụng dung dịch sát khuẩn mũi họng đều đặn để giảm nguy cơ lây nhiễm.
– Chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập để tăng cường sức đề kháng.
– Vệ sinh môi trường sạch sẽ: Thực hiện vệ sinh nơi ở và làm việc, đảm bảo thông khí sạch sẽ.
– Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, cần đi khám hoặc báo ngay cho cơ quan y tế.
– Những biện pháp này cần được thực hiện đều đặn và chủ động để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của bệnh do não mô cầu gây ra.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến vacxin viêm não mô cầu. Liên hệ ngay phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc để được giải đáp các thông tin liên quan đến tiêm chủng nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.