Điều gì xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài?

Mất ngủ kéo dài hay còn gọi là mất ngủ mạn tính hoặc mất ngủ kinh niên, gây tác hại nghiêm trọng “tàn phá” sức khỏe của bạn cả thể chất, lẫn tinh thần. Cùng tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài và cách “thoát khỏi” tình trạng này như thế nào?

Bạn đang đọc: Điều gì xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài?

1. Cơ thể “lên tiếng” khi bị mất ngủ kéo dài

Mất tập trung

Chậm chạp, khó tập trung hay bị sao nhãng, gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ.

Điều gì xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài?

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ khiến bạn khó tập trung, làm suy giảm chất lượng công việc.

Dễ cáu gắt, nổi nóng

Thiếu ngủ khiến não bộ dễ có các phản ứng tiêu cực, thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi, dễ cáu gắt, nổi nóng, …

Công việc giảm hiệu suất

Mất tập trung ảnh hưởng tới chất lượng công việc, làm giảm hiệu suất công việc.

Tăng cân

Khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.

Tăng huyết áp

Khi thiếu ngủ, kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng, khi tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.

Trầm cảm

Thiếu ngủ làm giảm chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng tới việc điều chỉnh tâm trạng của con người.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa đau dây thần kinh liên sườn

Điều gì xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài?

Thiếu ngủ lâu ngày có thể khiến bạn có cảm giác buồn bã, mệt mỏi, chán nản.

Suy giảm trí nhớ

Mất ngủ lâu ngày khiến não bộ “uể oải” mệt mỏi, suy giảm hiệu suất, lâu ngày dẫn tới suy giảm trí nhớ

Da sạm, nhiều mụn, lão hóa

Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormone sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormone căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormone căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm..

Tức ngực, tim đập nhanh, hồi hộp

Thiếu ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch bởi hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Ngoài ra, khi thiếu ngủ cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, gây tác động xấu tới mạch máu và tim gây ra triệu chứng tức ngực, tim đập nhanh, hồi hộp,…

2. Biểu hiện và nguyên nhân gây mất ngủ lâu ngày

2.1 Biểu hiện khi mất ngủ kéo dài

Trung bình mỗi người ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Một giấc ngủ được xem là chất lượng khi: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy.

Nhu cầu về số giờ ngủ ở mỗi độ tuổi cũng có sự khác nhau và có xu hướng giảm dần. Chẳng hạn như trẻ sơ sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ khoảng 9-10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ khoảng 7-8 giờ mỗi đêm, người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.

Mất ngủ là khi bạn thấy có các biểu hiện như: khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thức dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh giấc nhiều lần trong một đêm. Nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tháng được gọi là mất ngủ mạn tính.

2.2 Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

Hormone Melatonin được mệnh danh là “hormone của bóng tối”, giúp điều khiển chu kỳ thức – ngủ, góp phần vào việc tạo giấc ngủ ngon. Melatonin được sản xuất phần lớn ở tuyến tùng. Khi chiều tối lúc tắt ánh sáng mặt trời, tuyến tùng bắt đầu hoạt động tiết hormone melatonin và máu, nồng độ trong máu cao dần và đạt tới đỉnh vào lúc giữa đêm.

Do một số nguyên nhân, khiến tuyến tùng sản xuất ít hormone melatonin, thay đổi nhịp sinh học gây thiếu ngủ, thậm chí mất ngủ. Khi hormone melatonin không được sản xuất đủ, sẽ đưa tín hiệu đến não (hệ thống thần kinh trung ương) khiến các tế bào não bị rối loạn và làm việc kém hiệu quả.

Các nguyên nhân có thể là:

– Bệnh lý tâm thần: trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương,…

– Bệnh lý cơ thể như: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, hen phế quản,…

– Bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: hội chứng ngưng thở khi ngủ, chứng miên hành (mộng du, ác mộng, chứng hoảng sợ trong ngủ),…

– Ngoài ra, một số tình trạng có thể dẫn tới mất ngủ như: mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau,…

Theo thống kê, có khoảng 33% dân số gặp một trong nhiều triệu chứng mất ngủ.

3. Mất ngủ lâu ngày gây hậu quả nghiêm trọng

Bạn đừng cố chịu đựng những cơn mất ngủ dài ngày, vì điều này có thể khiến cơ thể bạn rơi vào mối đe dọa nguy hiểm:

– Ảnh hưởng tới tâm lý: dễ cáu gắt, bực bội, giảm chú ý, mệt mỏi, giảm năng suất công việc và chất lượng học tập.

– Mất thăng bằng, dễ té ngã, dễ gây tai nạn giao thông.

– Rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao

– Nguy cơ béo phì, đái tháo đường

– Ảnh hưởng xấu đến làn da, mái tóc

– Khó thích ứng linh hoạt trong cuộc sống.

Điều gì xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài?

>>>>>Xem thêm: Lưu ý sử dụng Lyrica 75mg điều trị đau thần kinh, động kinh

Mất ngủ dài ngày khiến nhịp tim và huyết áp tăng, kéo theo nhiều mối nguy hiểm khác.

4. Mất ngủ kéo dài nên làm gì?

Hãy đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng và được tư vấn cách điều trị hoặc cải thiện giúp có được giấc ngủ ngon.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ cụ thể là gì, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị triệu chứng mất ngủ và điều trị nguyên nhân gây mất ngủ. Chủ yếu là điều trị nội khoa như sử dụng một số thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần.

Kết hợp với “vệ sinh giấc ngủ” và điều chỉnh hoặc thay đổi lối sống để có giấc ngủ tốt hơn như:

– Đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định.

– Không hoặc hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích hệ thần kinh trung ương như: bia, rượu, cafe, thuốc lá, đặc biệt là vào buổi tối.

– Tránh ngủ nhiều vào ban ngày

– Tập thể dục thường xuyên

– Không ăn quá no vào buổi tối

– Tắm hoặc ngâm chân bằng nước nóng khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.

– Nghe nhạc nhẹ, xem tivi hoặc đọc sách, tránh nghe nhạc mạnh vào buổi tối.

– Có thể tập các bài tập giúp thư giãn đầu óc và cơ bắp vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Giữ gìn vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, ánh sáng phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *