Bé bị viêm bờ mi mắt rất dễ bị bỏ qua bởi các triệu chứng mờ nhạt, không rõ ràng, từ đó kéo dài thời gian điều trị. Không chỉ vậy, khi không chăm sóc tốt, trẻ có thể bị tái phát viêm bờ mi mắt liên tục trong nhiều năm dẫn đến những nguy hại không nhỏ cho mắt như: sưng đỏ mi, rụng lông mi,… Do đó, bố mẹ hãy luôn luôn đề cao cảnh giác để bảo vệ đôi mắt của trẻ luôn sáng khỏe cũng như bảo vệ sức khỏe toàn diện của trẻ.
Bạn đang đọc: Điều trị cho bé bị viêm bờ mi mắt
1. Bệnh viêm bờ mi mắt
Viêm bờ mi mắt là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở gốc mi trên và dưới, nó có thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong mi mắt. Bệnh lý này gây sưng đau mi mắt, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng dễ gặp nhất. Bệnh không gây tổn hại lớn đến sức khỏe nhưng đem lại những cảm giác khó chịu và đau đớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2. Dấu hiệu bé đã bị viêm bờ mi mắt
Trẻ thường có thói quen dụi mắt khi bị viêm bờ mi mắt.
Bé có các biểu hiện bệnh như sau:
– Tại mi mắt, có dấu hiệu đóng vảy vàng, nhiều hơn vào buổi sáng. Mi mắt trẻ sưng đỏ, kích ứng. Nếu trẻ chưa biết nói, bố mẹ có thể phát hiện bằng cách thấy con hay đưa tay lên mi gãi, mắt trẻ sưng, khó hoặc mở hấp háy. Sự khó chịu có thể khiến con dễ quấy khóc hoặc hét lên.
– Trẻ có cảm giác nóng, bỏng ở mắt. Với trẻ đã lớn, biết nói, bố mẹ có thể hỏi xem con có bị vướng ở mắt hay không.
– Chảy nước mắt nhiều
Các triệu chứng của bệnh lý viêm bờ mi rất khó chịu, nó không ảnh hưởng đến thị lực nhưng lại cản trở thị lực và có thể là nguyên nhân, thúc đẩy các bệnh lý khác. Chính các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến thị lực trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
3. Tác hại của bệnh lý viêm bờ mi mắt
Bệnh không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng, là điều kiện để các bệnh lý khác phát triển như:
– Nhiễm trùng cấp
– Viêm túi lệ
– Rụng lông mi, lông mi mọc ngược, mọc bất thường
– Trầm trọng hơn các bệnh giác mạc
– Viêm giác mạc
– Chắp, lẹo mi mắt
– Viêm kết mạc
– Khô mắt
– Nhiễm trùng giác mạc
Có thể thấy, từ một bệnh đơn giản, viêm bờ mi mắt có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước. Do vậy, khi bé có các dấu hiệu bất thường, bố mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ có các chỉ định phù hợp dựa trên tình trạng bệnh của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc người bị đau mắt đỏ
Khi bé có dấu hiệu bất thường, bố mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời.
4. Nguyên nhân gây bệnh
– Tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn
– Các tuyến tạo dầu có bất thường (hoạt động quá mức, mất kiểm soát) trong quá trình sản xuất và bài tiết. Rối loạn tuyến nhờn bờ mi gây viêm bờ mi sau. Tuyến dầu không được đào thải, bị bít tắc là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi gây bệnh.
– Trẻ bị viêm da dầu
– Khô mắt
– Dị ứng
Trẻ bị viêm bờ mi trước phổ biến hơn viêm bờ mi sau. Bên cạnh đó, cần chú ý, bệnh viêm bờ mi không có tính chất lây lan. Bệnh cũng thường bị nhầm lẫn với bệnh đau mắt đỏ gây ra một số nhầm lẫn trong điều trị. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
5. Điều trị và chăm sóc cho bé
Bất cứ bệnh lý nào cũng cần được điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán, điều trị có thể được thực hiện bởi các bác sĩ nhãn khoa hoặc các bác sĩ nhi khoa khi thấy bệnh nhân có các dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe khác. Tuy nhiên, nếu mức độ bệnh nặng, bé sẽ được điều trị bởi các bác sĩ nhãn khoa. Trước tiên, bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng các biện pháp:
– Thăm hỏi triệu chứng với người chăm sóc
– Quan sát các triệu chứng
– Làm các kiểm tra cần thiết
Thông thường, các xét nghiệm là không cần thiết bởi đây là bệnh lý khá đơn giản. Bác sĩ có thể kết hợp thăm hỏi tiền sử sức khỏe của bé và gia đình. Mục tiêu điều trị là kiểm soát và thuyên giảm các triệu chứng. Việc điều trị cho bé bị viêm bờ mi mắt cần hạn chế kháng sinh và kết hợp các biện pháp phòng ngừa tránh tái phát cho trẻ.
5.1. Điều trị viêm bờ mi
Bố mẹ có thể điều trị viêm bờ mi cho trẻ tại nhà nhưng bắt buộc phải đưa trẻ đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị chuẩn xác.
– Chườm gạc ẩm và ấm lên vùng mi mắt của trẻ giúp làm dịu cảm giác đau rát và dễ dàng vệ sinh vảy, ghèn ở mi mắt. Làm nhiều lần trong ngày.
– Vệ sinh mắt hàng ngày, mỗi bên mắt sử dụng khăn khác nhau
– Nhỏ thuốc mỡ kháng sinh. Các loại thuốc mỡ này không làm tình trạng viêm biến mất nhanh, nó sẽ làm giảm nguy cơ viêm nhiễm sang mắt còn lại và ngăn chặn viêm nhiễm phát triển nặng hơn.
– Sử dụng dầu gội hoặc kem chống nấm nếu trẻ bị viêm da dầu
– Thường xuyên rửa tay cho trẻ sạch sẽ tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mắt
– Đeo kính bảo vệ hoặc hạn chế cho trẻ ra ngoài tránh khói bụi gây hại
– Bố mẹ hãy cho trẻ tái khám khi các triệu chứng không thuyên giảm hoặc kể cả khi con đã có dấu hiệu khỏi bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết bảo vệ cho đôi mắt luôn sáng khỏe
Chú ý chăm sóc trẻ giúp trẻ chóng khỏi bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
5.2. Chăm sóc khi bé bị viêm bờ mi mắt
Để trẻ hồi phục tốt hơn, bố mẹ hãy chú ý đến các biện pháp chăm sóc trẻ:
– Vệ sinh mắt: người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho trẻ. Sau đó đắp gạc ấm, ẩm lên mi mắt rồi dùng tăm bông vệ sinh mi mắt. Dùng khăn sạch vệ sinh lại mắt cho trẻ. Chú ý sử dụng khăn sạch, mềm, vệ sinh khăn sạch sẽ.
– Chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc
– Tránh ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, cần tránh khói bụi và các tác nhân gây dị ứng.
Để chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn, bố mẹ lưu ý hãy lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín. Thu Cúc TCI là một cái tên điển hình. Tại đây có các bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, nhiều năm làm việc tại các bệnh viện lớn. Trẻ em sẽ được điều trị với phác đồ hạn chế kháng sinh, chăm sóc tận tình, chu đáo.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.