Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

Cúm A là một trong các loại cúm mùa thường xảy ra tại nước ta. Đối với những đối tượng khác nhau, cúm A cũng có thể có những diễn biến khác nhau tùy vào nền tảng sức khỏe mỗi cá nhân. Cúm A có thể không gây nguy hiểm nếu như triệu chứng nhẹ và điều trị đúng cách ngay từ ban đầu. Một số trường hợp khác, cúm A có thể nhanh chóng trở nặng và gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy những trường hợp nào chúng ta có thể điều trị cúm A tại nhà? và Điều trị bằng cách nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cụ thể nhé!

Bạn đang đọc: Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

1. Cúm A là bệnh như thế nào?

1.1 Thông tin cơ bản về cúm A

Cúm A là bệnh về đường hô hấp cấp tính, thường diễn ra trong giai đoạn chuyển mùa, tuy nhiên những năm gần đây lại có những trường hợp xuất hiện trái mùa. Bệnh cúm A do một số chủng virus cúm A gây ra như là: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9. Trong đó, phổ biến nhất ở nước ta là 2 loại cúm A/H5N1 A/H7N9, đây là 2 chủng phổ biến ở gia cầm có khả năng lây truyền sang người và đã từng bùng phát thành dịch.

Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

Cúm A lây lan nhanh qua đường hô hấp và giọt bắn

Virus cúm A có khả năng lây lan từ người sang người dễ dàng giống như cách lây lan của cúm thường là qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể nhiễm bệnh cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus hoặc chạm vào khăn giấy đã sử dụng có nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mũi, miệng, dụi mắt. Vì phương thức lây truyền dễ nhất là qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người nhiễm bệnh nên việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh càng khiến khả năng nhiễm bệnh tăng cao.

1.2 Biểu hiện của cúm A

Người bị mắc cúm A khi qua giai đoạn ủ bệnh thường có một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:
– Sốt từ 38 độ trở lên và ớn lạnh, gai người, nhất là trẻ nhỏ có thể sốt lên tới hơn 39 độ.
– Nhức đầu và đau mỏi cơ, cảm giác rã rời chân tay
– Cảm thấy mệt mỏi, mất sức lực, uể oải
– Hắt hơi kèm chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Ho và đau họng
– Đau bụng và buồn nôn, không muốn ăn, bỏ ăn.

Cúm A hơi giống cảm lạnh ở mức độ nặng nhưng đi kèm với tình trạng đau nhức hoặc sốt cao. Các biểu hiện rất dễ nhầm với cảm cúm thông thường nên người bệnh có thể đánh giá sai bệnh, dẫn đến xem nhẹ không điều trị cẩn thận.Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, việc phát hiện, đánh giá các triệu chứng bệnh và chữa trị muộn rất dễ khiến bệnh trở nặng và diễn biến nghiêm trọng. Vậy nên cha mẹ cần chú ý thật kỹ sự thay đổi của con.

Trong trường hợp bé dưới 24 tháng tuổi, triệu chứng cúm A thường gặp nhất là sốt khoảng 38-38.5 độ kèm cảm giác nhức đầu, quấy khóc, mệt mỏi, ho,… Ngoài ra trẻ cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày. Khi cúm A biến chuyển nặng trẻ có thể sốt cao từ 39 độ C trở lên, bỏ ăn, bỏ bú, chân tay lạnh. bên cạnh đó cũng sẽ có một số triệu chứng phụ như thở gấp, ngủ li bì, thậm chí là co giật, suy hô hấp.

2. Sự nguy hiểm khi biến chứng

Không phải trường hợp nào mắc cúm A cũng đều có đầy đủ các triệu chứng của bệnh, ước tính có khoảng 75% các ca nhiễm cúm A không xuất hiện triệu chứng điển hình. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh hồi phục sau khoảng 7 ngày mà không cần chăm sóc y tế đặc biệt ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, có những trường hợp diễn biến nặng, bệnh có thể gây những biến chứng nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản

Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

Cúm A nói riêng và cúm mùa nói chung không hề đơn giản như bạn nghĩ

So với các loại cúm mùa khác như B hoặc C, cúm A có khả năng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ở mọi lứa tuổi nếu không được chữa trị sớm như:
– Nhiễm trùng tai
– Viêm phổi, viêm phế quản
– Suy hô hấp
– Suy giảm hệ miễn dịch
– Viêm não

Những đối tượng như người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em, thai phụ,… khi nhiễm cúm A rất dễ biến chuyển sang giai đoạn nặng nhanh chóng. Những đối tượng này cần được sớm thăm khám, nhập viện để theo dõi triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời vì cúm A có nguy cơ dẫn đến tử vong.

3. Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

3.1 Trường hợp nào có thể điều trị cúm A tại nhà

Đa phần các trường hợp mắc bệnh cúm A ở người lớn sẽ tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Những trường hợp này thường rơi vào người lớn khỏe mạnh, không có bệnh nền và một số ít trẻ nhỏ. Lúc này, người bệnh chỉ có các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ và không có biến chứng thì mới nên điều trị ngoại trú theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý, ngay khi thấy tình trạng bệnh tiến triển nặng hoặc gây ra biến chứng như co giật, khó thở, suy hô hấp, chân tay lạnh thì cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để có thể được thực hiện hồi sức tích cực để cấp cứu và phát hiện cũng như có phác đồ điều trị thích hợp, tuyệt đối không được chủ quan.

3.2 Điều trị cúm A nên dùng thuốc gì

Vì là căn bệnh phổ biến, nhiều người vẫn có tâm lý tự bắt bệnh dẫn đến điều trị sai cách khi mắc cúm A, từ đó khiến bệnh trở nặng, kéo dài việc điều trị và hồi phục hoàn toàn. Do đó người mắc cúm A không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà mà nên thăm khác bác sĩ trước và chỉ điều trị ngoại trú khi bác sĩ cho phép.

Hiện nay có nhiều người lầm tưởng dùng kháng sinh sẽ giúp bệnh cúm nhanh khỏi và áp dụng phương pháp này để điều trị cho cả trẻ nhỏ. Thực tế, kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn, không có tác dụng diệt virus – nguyên nhân gây cúm A. Nếu tự ý sử dụng sai loại kháng sinh, sử dụng không đúng cách có thể gây nên tình trạng kháng kháng sinh sau này. Trong thời gian diễn biến bệnh, nếu không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm ho, giảm đau họng hoặc thuốc hạ sốt.

Điều trị cúm A tại nhà: Nên hay không?

>>>>>Xem thêm: Chi phí phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là bao nhiêu

Không nên tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị cúm A

Ngoài ra Tamiflu cũng là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cúm A nhưng cần có chỉ định của bác sĩ và chỉ điều trị trong trường hợp không biến chứng cho trẻ em trên 1 tuổi và người lớn. Cần lưu ý, Tamiflu là thuốc hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu điều trị cúm và chỉ đem lại hiệu quả tối đa nếu được sử dụng trong vòng 24h.

4. Một số điều nên làm khi điều trị cúm A tại nhà

– Thực hiện cách ly với người nhiễm: Cần thực hiện cách ly người bệnh tại phòng riêng trong ít nhất là 7 ngày đến khi triệu chứng bệnh không còn, tránh lây nhiễm cho những thành viên trong gia đình. Trong trường hợp bắt buộc, cần chú ý đeo khẩu trang để tránh lây lan cúm A cho người khác qua giọt bắn hô hấp.

– Súc miệng kháng khuẩn với nước muối: Khi điều trị tại nhà, người bệnh cúm A nên súc miệng với nước muối 2 lần/ ngày. Việc súc miệng bằng nước muối giúp làm sạch chất nhầy tích tụ phía bên trong cổ họng và loại bỏ được nhiều vi khuẩn viêm nhiễm.

– Vệ sinh mũi sạch sẽ: Chảy nước mũi hoặc mũi bị nghẹt rất dễ dẫn đến các bệnh xoang mũi. Vì vậy, người bệnh có thể rửa mũi bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch mũi hàng ngày.

– Tăng độ ẩm môi trường: Không khí ẩm trong phòng sẽ giúp cải thiện tình trạng sổ mũi và đau họng cho người bệnh.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Người bệnh cần rửa tay với xà phòng trước khi sử dụng những đồ vật chung trong gia đình để phòng ngừa lây nhiễm chéo.

Nếu khi điều trị tại nhà các triệu chứng không suy giảm mà kéo dài hơn 1 tuần thì người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tiếp nhận điều trị nội trú để tránh những biến chứng nghiêm trọng và các rủi ro tiềm tàng do cúm A gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *