Đứt dây chằng chéo đầu gối là chấn thương thường gặp trong các sinh hoạt thường ngày, chơi thể thao hay trong lao động. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chủ quan, không nhận biết sớm và điều trị đúng cách, dẫn đến nguy cơ giảm khả năng vận động, thậm chí là gây tổn thương nghiêm trọng khớp gối.
Bạn đang đọc: Điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối
1. Đứt dây chằng đầu gối là gì?
Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng chấn thương ở dây chằng đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là chuyển động xoay đột ngột trong quá trình chơi hoặc tập luyện các môn thể thao mang tính đối kháng như bóng đá, bóng rổ, võ thuật…. Bên cạnh đó, tình trạng đứt dây dây chằng chéo cũng có thể xuất hiện do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông.
Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng chấn thương ở dây chằng đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Các loại chấn thương đứt dây chằng chéo
Dây chằng là những dải mô cứng nối các xương trong cơ thể con người. Bốn dây chằng bị chấn thương cụ thể như sau:
– Đứt dây chằng chéo trước
– Đứt dây chằng chéo sau
– Đứt dây chằng bên ngoài
– Đứt dây chằng bên trong
3. Dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối
Rất nhiều người khi đứt dây chằng chéo đầu gối sẽ nghe thấy tiếng kêu lục cục ở khu vực bị thương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dấu hiệu này đôi khi không xảy ra với tất cả mọi người. Các triệu chứng phổ biến cụ thể hơn bao gồm:
– Đau: Nếu chỉ bị chấn thương nhẹ, người bệnh có thể không cảm thấy đau. Tuy nhiên sẽ cảm thấy đau dọc theo dây chằng khớp gối. Một số người sẽ gặp khó khăn khi đứng dậy hoặc có cảm giác chèn ép ở đầu gối của chân bị đau.
– Sưng tấy: Tình trạng này xảy ra trong 24 giờ đầu tiên khi người bệnh bị chấn thương. Nếu muốn giảm bớt tình trạng khó chịu,hãy chườm lạnh và kê gối dưới chân.
– Di chuyển khó khăn: Người bệnh vẫn có thể đi lại khi bị đứt dây chằng đầu gối, tuy nhiên sẽ rất khó khăn ở vị trí chân bị chấn thương. Một số người còn cảm nhận được tình trạng lỏng lẻo ở khớp gối.
– Hạn chế phạm vi chuyển động: Người bệnh không thể uốn cong và gập đầu gối như bình thường.
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị bệnh lao xương khớp
Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đứng dậy hoặc có cảm giác chèn ép ở đầu gối của chân bị đau.
4. Những nguyên gây ra đứt dây chằng đầu gối
Theo các bác sĩ, dây chằng là các mô rất chắc chắn và rất khó bị đứt. Dây chằng chỉ bị chấn thương khi đang tập luyện thể dục, thể thao, bị tai nạn lao động hay tai nạn giao thông, lúc này nó sẽ gây áp lực mạnh cho đầu gối bởi các hoạt động sau:
– Đột ngột rơi xuống trong một cú nhảy.
– Đỡ cú đánh mạnh vào đầu gối hoặc đầu gối bị va chạm.
– Dừng lại đột ngột khi đang chạy với tốc độ cao.
– Đột ngột thay đổi hướng và tăng tốc độ.
Bên cạnh đó, tình trạng bị đứt dây chằng chéo đầu gối còn xảy ra phụ thuộc vào những yếu tố như sau:
– Người ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Người thường xuyên chơi các bộ môn thể thao có cường độ cao như trượt tuyết, bóng rổ, bóng đá, thể dục dụng cụ,…
– Người chơi thể thao không sử dụng các thiết bị bảo hộ.
– Người tập luyện ở những nơi có bề mặt có nguy cơ chấn thương, ví dụ như sân cỏ nhân tạo.
5. Phương pháp phổ biến chẩn đoán đứt dây chằng đầu gối
Để xác định chính xác tình trạng đứt dây chằng đầu gối, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và có thể kết hợp thực hiện một số biện pháp kiểm tra dưới đây:
– Kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp gối: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nằm ngửa và uốn cong hông và đầu gối ở một số góc nhất định. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt tay lên các bộ phận khác nhau của chân và nhẹ nhàng di chuyển xung quanh. Nếu bất kỳ xương nào di chuyển theo cách không bình thường, đó là dấu hiệu cho thấy dây chằng đã bị đứt.
– Chụp X-quang: Tình trạng chấn thương mô mềm sẽ không cho hiển thị trên hình ảnh kết quả X-quang. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ định phương pháp này nhằm loại trừ tình trạng gãy xương.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này có thể hiển thị cho thấy cả mô mềm và xương. Vì thế, nếu dây chằng bị tổn thương sẽ cho kết quả qua hình ảnh.
>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay dựa vào đâu?
Việc điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối phụ thuộc vào mức độ tổn thương của người bệnh.
6. Phương pháp y khoa điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối
Theo các bác sĩ, việc điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối phụ thuộc vào mức độ tổn thương của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bác sĩ có thể chỉ định khi bạn bị đứt dây chằng đầu gối:
6.1. Sơ cứu đứt dây chằng chéo đầu gối
Trong trường hợp chấn thương nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần chườm đá lên vùng bị đau, kê cao chân và nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn có thể giảm sưng đau bằng cách quấn băng quanh đầu gối hoặc cũng có thể chống nạng để giảm trọng lượng tác động vào đầu gối.
6.2. Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh dùng thuốc kháng viêm để giúp giảm sưng và đau..
6.3. Nẹp gối
Một số trường hợp bị tổn thương dây chằng có thể khỏi bằng cách đeo nẹp đầu gối khi vận động đi lại hoặc chơi thể thao.
6.4. Vật lý trị liệu
Người bệnh có thể cần tập luyện theo vật lý trị liệu một thời gian để đầu gối trở lại hoạt động bình thường. Khi tập, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn thực hiện bài tập để tăng cường các cơ xung quanh đầu gối, hỗ trợ lấy lại toàn bộ chuyển động như ban đầu.
6.5. Phẫu thuật đứt dây chằng chéo đầu gối
Phương pháp này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi dây chằng đầu gối của người bệnh đứt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, vận động. 2 loại phẫu thuật phổ biến là mổ mở hoặc mổ nội soi. Tùy theo tình trạng cụ thể, các sĩ sẽ phẫu thuật nối lại dây chằng bị đứt hoặc thay thế bằng dây chằng nhân tạo để giải quyết vấn đề. Nếu kết quả phẫu thuật tốt, kết hợp với vật lý trị liệu, người bệnh sẽ nhanh chóng quay lại với các môn thể thao yêu thích trong khoảng 12 tháng.
Đứt dây chằng chéo đầu gối có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động hằng ngày của người bệnh. Vì thế, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng đứt dây chằng gối, bạn hãy nhanh chóng đến các bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm, điều này sẽ giúp mang lại hiệu quả phục hồi cao và ít để lại di chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.